xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM

Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)

(NLĐO) - Tại cuộc họp giao ban báo chí tổ chức ở Trung tâm Báo chí TP HCM sáng 1-11, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo TP triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thường niên của thành phố.


Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 1.

Đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Nguyên Đán hằng năm tại trung tâm TP HCM

Với mục đích xây dựng TP HCM mang diện mạo, sắc màu mới với nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội sôi nổi, thu hút người dân TP,  các tỉnh lân cận và du khách quốc tế tham gia, từ năm 2020, TP HCM sẽ tổ chức thường niên các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu, mang nét đặc trưng của TP. Dự kiến , TP HCM sẽ tổ chức lấy ý kiến của nhân dân theo 13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thường niên.

Trên cơ sở đó, ông Phan Nguyễn Như Khuê - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM - nhấn mạnh công tác tổ chức thực hiện các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thường niên cần triển khai đồng bộ, hiệu quả, phát huy tinh thần dân chủ, thực chất, có chiều sâu và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo quần chúng.

 "Không chỉ dừng lại ở 13 sự kiện mà thông qua ý kiến đóng góp của người dân, cần chọn lọc những điểm nhấn. Các sự kiện phải điển hình, phản ánh đậm nét các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, phục vụ, nâng cao nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân TP, giao lưu hội nhập văn hóa quốc tế và phát triển du lịch" - ông Phan Nguyễn Như Khuê nêu rõ.

13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thường niên được tổ chức lấy ý kiến gồm: 

1. Đường hoa Nguyễn Huệ (nhân dịp Tết Nguyên đán)

Qua 16 năm tổ chức, đường Nguyễn Huệ trở thành một vườn hoa rực rỡ khoe sắc trong suốt những ngày xuân. Đường hoa Nguyễn Huệ đã tạo được hiệu ứng, sức lan tỏa đến các tỉnh, thành phố của cả nước học tập kinh nghiệm và tổ chức.

- Thời gian: Từ 19 giờ ngày 22-1 đến ngày 28-1 (từ 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết nguyên đán).

- Địa điểm: Khu vực đi bộ đường Nguyễn Huệ, quận 1.

2. Hội Hoa Xuân

Hội hoa Xuân đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, hoạt động truyền thống của TP HCM mỗi dịp xuân về. Đây là nơi để người dân thành phố tham quan, thưởng lãm hoa, cây cảnh và cũng là dịp để các nghệ nhân, nhà vườn giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật độc đáo về cây cảnh...

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 2.

Hội hóa xuân năm nào cũng thu hút hàng ngàn loại hoa do các nghệ nhân trên cả nước trồng mang đến TP HCM tham dự

Trải qua 39 lần tổ chức, Hội hoa Xuân đã lưu lại trong ký ức người dân thành phố và du khách . Hội Hoa Xuân gồm nhiều khu vực nhằm đáp ứng thị hiếu cho từng đối tượng khách du xuân.

- Thời gian: Từ ngày 25 tháng Chạp đến mùng 6 Tết (12 ngày). 

- Địa điểm: Công viên Tao Đàn, quận 1.

3. Lễ hội Áo dài TP HCM 

Từ năm 2014, Lễ hội Áo dài TP HCM được tổ chức nhằm tôn vinh trang phục áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

 Qua 6 lần tổ chức, lễ hội đã trở thành một sự kiện lớn; góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, xây dựng và quảng bá du lịch thành phố "Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn".

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 3.

Lễ hội áo dài TP HCM

- Thời gian: Tuần đầu tiên của tháng 3.

- Địa điểm: Lễ khai mạc và bế mạc tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ.

4. Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, Cần Giờ có 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, với các cửa sông lớn, như Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 71.361 ha, trong đó, trên 70% là diện tích rừng ngập mặn và sông rạch. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông... 

Ngoài ra, Cần Giờ còn sở hữu nhiều làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hoá đặc sắc, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch văn hoá - tín ngưỡng.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 4.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ bắt đầu từ năm 1913, đến nay đã hơn 100 năm và được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du Lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013.

Theo đó, lễ hội gồm phần lễ: Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác Cần Giờ, lễ Thượng đại kỳ lễ hội, lễ mừng công ngư dân Cần Giờ... Phần hội gồm các hoạt động: Triển lãm hình ảnh về truyền thống đấu tranh cách mạng; thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng huyện Cần Giờ; khu ẩm thực miền biển; đêm hội trăng rằm, chăm lo Tết Trung thu cho thiếu nhi.

- Thời gian: Từ ngày 14 đến 16 tháng 8 Âm lịch hằng năm.

- Địa điểm: Huyện Cần Giờ.

5. Liên hoan Nghệ thuật hàn lâm "Giai điệu Mùa Thu"

Nhiều năm qua, "Giai điệu mùa thu" được xem là một chương trình nghệ thuật hàn lâm có chất lượng. 

"Giai điệu mùa thu" được định hướng là một sinh hoạt văn hóa có chiều sâu của một thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của đất nước. Chương trình biểu diễn thuộc 3 lĩnh vực: nhạc kịch, nhạc giao hưởng - thính phòng và múa ballet của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 5.

Liên hoan Nghệ thuật Hàn Lâm "Giai điệu mùa thu"

- Thời gian: Vào tháng 8 (định kỳ 2 năm 1 lần).

- Địa điểm: Nhà hát Thành phố.

6. Lễ hội "TP HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta" (thay thế cho lễ hội "TP HCM - Phát triển và Hội nhập".

Lễ hội "TP HCM  - Ngôi nhà chung của chúng ta" có nhiều hoạt động  như gian hàng văn hóa các nước; triển lãm "Hoạt động đối ngoại của TP HCM - Phát triển và hội nhập"; khu giới thiệu sách; chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; khu trò chơi dân gian, ẩm thực, quà lưu niệm. Bênh cạnh đó là các "Liên hoan ẩm thực món ngon các nước", "Liên hoan Lân Sư Rồng TP HCM"... 

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 6.

Lễ hội TP HCm "Ngôi nhà của chúng ta"

- Thời gian: Dự kiến trong 3 ngày, vào tháng 12.

- Địa điểm: đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bến Bạch Đằng, hoặc Công viên 30 Tháng 4.

7. Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam

Liên hoan được tổ chức vào dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; ngày Quốc tế Lao động 1-5. 

Hằng năm, liên hoan được tổ chức theo từng chuyên đề cụ thể và đặc biệt sẽ lần lượt mời các nước trong khối ASEAN tham dự.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 7.

Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân gian VN - TP HCM

Liên hoan Văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam quy tụ sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, các đoàn nghệ thuật dân gian đến từ khắp các vùng miền trên cả nước; trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian, như: hát quan họ, ca trù, đờn ca tài tử, cải lương, cồng chiêng Tây Nguyên, bài chòi…  Ngoài ra, nhiều trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, tạt lon, đố vui... cũng được tái hiện bên cạnh các hình thức diễn xướng đặc sắc khác như múa xòe Thái, múa sạp, múa Khmer... Ban Tổ chức sẽ trưng bày nhiều bảng thông tin song ngữ Việt - Anh giới thiệu căn bản về các loại hình nghệ thuật dân gian tại liên hoan để du khách trong và ngoài nước thuận tiện  tìm hiểu các loại hình nghệ thuật này.

- Thời gian: 1 tuần trước Lễ Giỗ Tổ (Mùng 10 tháng 3).

- Địa điểm: Đường đi bộ Nguyễn Huệ.

8. Liên hoan Hợp xướng TP HCM mở rộng

Mỗi kỳ liên hoan, ban tổ chức sẽ chọn một chủ đề cụ thể: ca ngợi Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta qua các thời kỳ; quê hương đất nước, con người Việt Nam; những thành tựu đổi mới và phát triển của TP HCM và cả nước…

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 8.

Liên hoan Hợp xướng TP HCM

Liên hoan là dịp giao lưu văn hóa, trao đổi chuyên môn nghệ thuật, hướng đến những liên hoan âm nhạc "có thương hiệu" trở thành sự kiện văn hóa thường niên, một sản phẩm văn hóa độc đáo của thành phố mang tên Bác.

- Thời gian: Vào  tháng 5.

-Địa điểm:  Các trung tâm văn hóa ở TP HCM.

9. Ngày hội Văn hóa đọc 

Ngày hội có nhiều khu vực như: không gian đọc sách xưa, giới thiệu sách hay, sách quý; triển lãm ảnh văn hóa đọc, bản đồ biển đảo; khu vực giới thiệu hoạt động các thư viện, nhà xuất bản và các công nghệ, kỹ thuật phục vụ xuất bản, in ấn; không gian đọc và vui chơi dành cho thiếu nhi... 

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 9.

Phát huy văn hóa đọc trong cộng đồng là mục đích của "Ngày hội Văn hóa đọc" ý nghĩa của TP HCM

Ngày hội nhằm tôn vinh, khen thưởng những người làm công tác sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; khuyến khích phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.

- Thời gian: Vào tháng 6.

- Địa điểm: Đường Nguyễn Huệ và đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1.

10. Ngày hội gia đình hạnh phúc

Tổ chức Ngày hội gia đình hạnh phúc để tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng và xã hội đồng thời thúc đẩy sự quan tâm của gia đình, cộng đồng và xã hội đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và dự án "Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững" thuộc Đề án "Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020".

Ngoài ra, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố căn cứ tình hình, chức năng nhiệm vụ tổ chức các hoạt động Ngày hội gia đình hạnh phúc thiết thực, ý nghĩa, tiết kiệm và an toàn.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 10.

Ngày hội Gia đình hạnh phúc

- Thời gian: Vào tháng 6.

- Địa điểm: Đường Nguyễn Huệ và đường sách Nguyễn Văn Bình.

11. Cuộc thi tài năng diễn viên sân khấu cải lương: Giải thưởng Trần Hữu Trang

Giải thưởng Trần Hữu Trang ra đời từ năm 1991, tiếp nối của Giải thưởng Thanh Tâm. Sau những thăng trầm của nghệ thuật sân khấu cải lương, Giải thưởng Trần Hữu Trang đã không còn giữ được vị thế và tạm ngừng từ năm 2014 cho tới nay.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 11.

NSƯT Vũ Luân - một trong những HCV xuất sắc của giải Trần Hữu Trang năm 2007

Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam xây dựng đề án tổ chức cuộc thi tài năng diễn viên sân khấu cải lương "Giải thưởngTrần Hữu Trang" năm 2020 nhằm tạo động lực khôi phục, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đã hơn 102 tuổi.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 12.

Giải thưởng Trần Hữu Trang do Hội Sân khấu TP HCM tổ chức từ năm 1991

- Thời gian: Diễn ra trong 3 tuần, tháng 9 (dự kiến 2 năm 1 lần).

- Địa điểm: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và Nhà hát Thành phố.

12. Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM 

Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM lần thứ 2 năm 2020 giới thiệu nét đẹp ngôn ngữ âm nhạc truyền thống và đương đại của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế; đồng thời định hướng thị hiếu âm nhạc và đưa âm nhạc đến gần với công chúng; góp phần phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 13.

Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM

Đặc biệt, ban tổ chức đề xuất Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM kết hợp tổ chức lễ hội ánh sáng  tạo ra một chuỗi các hoạt động phong phú, đặc sắc nhằm thu hút và phục vụ cho người dân, du khách trong nước và quốc tế.

- Thời gian: Vào đầu tháng 12.

- Địa điểm: Đường đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên Bến Bạch Đằng.

13. Liên hoan nhạc kèn TP HCM 

Liên hoan nhằm tạo điều kiện cho các ban nhạc kèn, nhạc công giao lưu học tập kinh nghiệm nâng cao tay nghề, tìm tòi phương pháp sáng tạo, biểu diễn, diễu hành nghệ thuật phục vụ đời sống âm nhạc trong sáng, lành mạnh của công chúng, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Lấy ý kiến về 13 sự kiện văn hoá, nghệ thuật, lễ hội của TP HCM - Ảnh 14.

Liên hoan nhạc kèn TP HCM

Đây là dịp để công chúng, du khách thưởng thức loại hình nhạc kèn đầy cảm xúc, sinh động, hấp dẫn và phong phú bằng những tác phẩm nhạc kèn có nội dung ca ngợi đất nước, quê hương, Đảng, Bác Hồ, truyền thống cách mạng và nhiều tác phẩm kinh điển thế giới. 

- Thời gian: Vào cuối tháng 12.

- Địa điểm: Đường đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên Bến Bạch Đằng.

Địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý

- Phòng Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, 127 Trương Định, phường 7, quận 3.

- Hộp thư điện tử: gopysukienvhnt@gmail.com

Nội dung gửi về ghi rõ: "Góp ý về tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thường niên TP HCM".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo