xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mai Vàng nhân ái" thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường

Thanh Hiệp

(NLĐO) – Sáng 23-2, chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến thăm danh ca vọng cổ hài - nghệ sĩ Văn Hường tại TP Thủ Đức, TP HCM.

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Văn Hường nhắc lại các dĩa hát để đời của ông. Ảnh: TẤN THẠNH

Đại diện chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã trao số tiền hỗ trợ 5 triệu đồng cho nghệ sĩ Văn Hường. Dù đã 91 tuổi, nghệ sĩ Văn Hường vẫn giữ phong thái vui vẻ, lạc quan. Lúc nào cũng nở nụ cười "rất Văn Hường".

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 2.

Chương trình “Mai Vàng nhân ái” thăm và trao tiền hỗ trợ nghệ sĩ Văn Hường Ảnh: TẤN THẠNH

Đón nhận món quà của chương trình, nghệ sĩ Văn Hường bày tỏ lòng biết ơn trước sự quan tâm của Báo Người Lao Động và Ngân hàng TMCP Nam Á. 

"Năm nay tôi có 2 niềm vui. Một là, Hội Sân khấu TP HCM in sách về khuynh hướng nghệ thuật của sân khấu cải lương giai đoạn 1955-1975, trong đó có nhiều bài viết về tôi. Thứ hai, nhóm bạn hữu trong Đoàn Cải lương Kim Chung nói sẽ tổ chức mừng thọ 91 tuổi cho tôi. Bây giờ, tôi cứ đếm từng ngày được ăn sinh nhật. Hễ còn khỏe thì tôi sẽ tiếp tục ca vọng cổ hài, đem tiếng cười phục vụ khán thính giả" - nghệ sĩ Văn Hường tâm sự.

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 3.

NS Văn Hường ca vọng cổ hài tại Điểm hẹn Đờn ca tài tử Nam Bộ tại TP Thủ Đức - Ảnh tư liệu

Nghệ sĩ Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sinh năm 1934 tại Mỹ Thành, Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức (nay là phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP HCM) trong một gia đình nhà nông. 

Nhắc đến sự nghiệp nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Văn Hường luôn nhớ đến giai đoạn được xem là xuất phát điểm để ông bước chân vào sân khấu cải lương, đó là quán Lệ Liễu nằm gần khu vực cầu Thị Nghè (thập niên 1960-1970), nơi đã trở thành điểm hẹn của người yêu thích ca cổ ở Sài Gòn - TP HCM thời đó.

 

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 4.

Dĩa vọng cổ hài của Nghệ sĩ Văn Hường một thời rất thịnh hành.

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 5.

Soạn giả - NSND Viễn Châu và nghệ sĩ Văn Hường

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 6.

Nghệ sĩ Văn Hương và vợ là nghệ sĩ Ngọc Sương (từng đoạt HCV Giọng ca cải lương do Đài Truyền hình Bình Dương tổ chức). Bà vừa qua đời, ông bà có 5 người con

Theo lời tâm sự của ông, chính quan điểm "tại sao bài vọng cổ có thể làm khán giả khóc mà không thể làm khán giả cười" mà soạn giả Viễn Châu đã chế tác ra thể điệu này để từ cách ca, nội dung bài hát mang tính châm biếm sâu sắc. 

Ông nhắc những người thực hiện quyển sách "Khuynh hướng sáng tác sân khấu cải lương" hãy phân tích, đánh giá đúng và chuẩn sự ra đời của thể loại vọng cổ hài mà ông là nhân chứng sống. Vì sau thành công với việc thu âm 230 bài vọng cổ hài giai đoạn 1960-1970, nhiều soạn giả khác đã bắt đầu sáng tác thể loại này và chính ông đã thu hơn 200 bài của nhiều cây bút đi theo trào lưu gửi gắm sự lạc quan, lên án cái xấu, tiêu cực qua từng câu vọng cổ. 

Điều đáng quý hơn là từ nền tảng đó, nhiều nghệ sĩ đã biểu diễn vọng cổ hài, chọn thể loại này làm sở trường như: NSND Giang Châu, NSƯT Phú Quý, nghệ sĩ Hề Sa, Văn Chí Mỹ, Linh Trung, Dũng Nhí...

Mai Vàng nhân ái thăm danh ca vọng cổ hài Văn Hường - Ảnh 7.

Nghệ sĩ Văn Hường lạc quan, vui vẻ ở tuổi 91 - Ảnh: THANH HIỆP

Ông kỳ vọng Hội Sân khấu TP HCM tập hợp một tuyển tập "Vọng cổ hài", tổ chức tọa đàm, hội thảo đánh dấu bước ngoặt 70 năm ra đời và tồn tại của thể loại này để từ đó thúc đẩy giới sáng tác trẻ viết và yêu thích vọng cổ hài. Sau đó tổ chức cuộc thi riêng cho người yêu thích vọng cổ hài và quảng bá, tiếp tục làm cho thể loại này lan tỏa. 

"Ngày nay, quá nhiều vấn đề từ xã hội, gia đình cần được mổ xẻ, mà tôi tin ở góc nhìn thời đại, tiếng cười châm biếm sẽ mau thấm hơn và hiệu quả trong xây dựng đời sống cộng đồng lành mạnh" - ông bày tỏ.

Ngoài ra, nghệ sĩ Văn Hường còn mong muốn được cùng với Ban Lý luận Phê bình Hội Sân khấu TP HCM thực hiện các clip về "truyền nghề" cho người trẻ yêu thích vọng cổ hài. 

"Tôi không có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với các diễn viên trẻ nên mỗi khi xem đài, thấy nhiều bạn ca vọng cổ hài, tôi phấn khởi lắm. Hồi đó diễn trên sân khấu Đoàn Cải lương Kim Chung rồi sau này lập gánh với anh nghệ sĩ Thanh Hải, tôi có sáng tác nhiều bài ca cổ hài và kịch bản hài nhưng rồi thất lạc, tiếc lắm. Bây giờ ca diễn những vai tuồng nói về cuộc sống hôm nay, cần nhiều bài ca nói đúng điều người dân quan tâm. Theo tôi, nên hạn chế ca ngợi quá khứ vàng son của cải lương, mà hãy chăm chút cho cái mới, để qua đó nhiều thể loại, khuynh hướng sáng tác chạm đến trái tim công chúng, trong đó có vọng cổ hài" - nghệ sĩ Văn Hường chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo