xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mai Vàng nhân ái" thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh

Thanh Hiệp (ảnh Tấn Thạnh)

(NLĐO) – Sáng 7-1, chương trình "Mai Vàng nhân ái" do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đã đến Hội Sân khấu TP HCM trao tặng tiền hỗ trợ cho hai nghệ nhân ưu tú: Thanh Nhàn (Hát Văn) và Ngọc Thanh (Nghệ thuật Múa bóng rỗi).

Ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động - đã trao tặng tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" cho hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh, mỗi người nhận 5 triệu đồng.

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 1.

Ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động đã trao tặng tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" cho hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh, mỗi người nhận 5 triệu đồng.

Cả đời gắn bó với Hát Văn

Nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn là nghệ nhân đời thứ 3 trong gia đình có truyền thống hát Chầu văn theo nghề cha truyền con nối. Từ nhỏ bà đã theo học thầy Phùng Quốc Hưng và mẹ là nghệ nhân Đào Thị Thường.

Từ năm 1979-1987, bà là cộng tác viên, giảng viên dạy viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Trong thời gian này, bà vừa tham gia hoạt động biểu diễn tại Sân khấu 126 để nâng cao kỹ năng nghề, đồng thời qua quá trình thực hành, nghiên cứu và giảng dạy, bà đã trau dồi và đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong thực hành hát Chầu văn và rất vinh dự khi được chọn làm nghệ nhân đại diện Việt Nam đi tham gia chương trình hội diễn "Ba Nước Đông Dương" (Việt Nam- Lào- Campuchia) do cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Viện trưởng Hội Âm nhạc) và giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ làm trưởng đoàn.

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 2.

Ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động đã trao tặng tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" cho nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn.

"Trong Hội diễn này, tôi đã đạt bằng khen Danh dự của Hội nghệ sĩ Việt Nam. Từ năm 1988-1995, với nhiệt huyết nghề và mong muốn tạo sân chơi, giao lưu giữa những nghệ nhân hát Chầu văn trong thành phố với nhau, cũng như góp phần quảng bá loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, tôi đã đứng ra thành lập và giữ chức vụ trưởng ban nhạc Hoa Mai biểu diễn tại Cung Đình REX và các khách sạn lớn, phục vụ du khách nước ngoài vào các buổi tối hàng ngày trong nhiều năm. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh ập tới, hoạt động biểu diễn tạm ngưng, tôi cũng như nhiều nghệ nhân đều chịu cảnh thất nghiệp" – Nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn nói.

Tính đến thời điểm này bà đã truyền dạy và đào tạo được hơn 20 học trò, trong đó có những học trò đã thực hành rất tốt và thành danh, tạo được nguồn kế thừa và gìn giữ bản sắc dân tộc cho mai sau. Bà tâm sự: "Tôi cảm ơn chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã quan tâm đến đời sống nghệ nhân Hát Văn như tôi, đây là món quà ý nghĩa, cho tôi thêm động lực để làm tốt công việc giữ gìn và bảo tồn truyền thống văn hóa và nghệ thuật dân tộc".

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 3.

Nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn biểu diễn nghệ thuật hát văn


Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 4.

Nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và cháu ngoại cũng theo nghề Hát Văn

Nguyện cả đời sống chết với múa bóng rỗi

Nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh sinh trưởng trong gia đình người cô ruột tên là Nguyễn Thị Ba (còn gọi Tư Bông) chuyên thực hành trình diễn các nghi lễ cung đình, miếu, múa bóng rối. Nhờ vậy mà cô bắt đầu "hấp thụ" loại hình nghệ thuật dân gian Bóng rỗi Nam Bộ từ năm 9 tuổi.

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 5.

Ông Bùi Thanh Liêm – Phó Tổng Biên Tập Báo Người Lao Động đã trao tặng tiền hỗ trợ của chương trình "Mai Vàng nhân ái" cho nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh.

Năm 1999, cô được nghệ nhân Tư Bóng truyền dạy tất cả kiến thức, kỹ năng của bộ môn nghệ thuật Múa bóng rỗi. Cô bắt đầu tham gia biểu diễn tại các đình ở TP HCM như: Đình An Hội - Gò Vấp – TP HCM, Đình Ưu Long, Đình Vĩnh Hội và miếu Tân Phong....

"Năm 2003, cô tôi qua đời. Vì quá đam mê nghệ thuật Múa bóng rỗi, tôi quyết tâm tìm thầy học thêm nhằm nâng cao tay nghề. Năm 2004, tôi may mắn được Nghệ nhân Thu Hồng (Bình Chánh, TP HCM) nhận làm đệ tử. Qua hai năm học tập và thực hành cùng thầy, tôi đã nắm bắt tất cả các thể loại, thể hiện tốt bộ môn hát múa Bóng rỗi và tự tin cùng với anh em đồng nghiệp hành nghề cho đến ngày hôm nay. Thời gian qua do dịch bệnh, tôi cũng như nhiều nghệ nhân rất khó khăn, nhận được sự quan tâm của chương trình "Mai Vàng nhân ái", tôi đã có thêm nghị lực để vượt qua trở ngại tiếp tục làm nghề và truyền nghề cho thế hệ trẻ" – Nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh nói.

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 6.

Nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh với tiết mục múa Mâm Vàng

Từ năm 2015 đến nay, Nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh đã góp mặt trong các cuộc liên hoan, hội diễn và đoạt nhiều giải thưởng cao.

Đầu năm 2017, cô có tham gia chương trình "Cười xuyên việt " do Đài Truyền hình Vĩnh Long tổ chức tạo được ấn tượng đẹp. 

Mai Vàng nhân ái thăm hai nghệ nhân ưu tú Thanh Nhàn và Ngọc Thanh - Ảnh 7.

Nghệ nhân ưu tú Ngọc Thanh biểu diễn múa bóng rỗi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo