Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2023), nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã trưng bày bộ ảnh nằm trong hai tác phẩm sách vừa nói trên tại Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1).
Hai tác phẩm sách là tập hợp những hình ảnh về cuộc hội ngộ đầy cảm xúc của 39 cán bộ lão thành (những cựu tù tại Côn Đảo), mà Nguyễn Á đã may mắn có dịp củng đi chung ra Côn Đảo vào tháng 3-2023.
Tham dự lễ cắt băng khai mạc triển lãm có ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, ông Phạm Quang Bản, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Cơ quan Thường trực khu vực miền Nam - Ban Tuyên giáo Trung ương; Trung tướng Châu Văn Mẫn, ông Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP HCM.
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm và ra mắt hai sách ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á sáng 27-7 (Ảnh: THANH HIỆP)
Các cựu tù, tử tù Côn Đảo trong ngày họp mặt (Ảnh: NGUYỄN Á)
Tất cả những cảm xúc về niềm kiêu hãnh, sự đoàn kết thương yêu và lý tưởng sống mãnh liệt của những chiến sĩ cách mạng đã được gói gọn trong hơn 200 trang sách. Bức ảnh bìa là một hình ảnh rất xúc động với cảnh hai phụ nữ ôm nhau khóc, đó là một nữ du khách đã không kềm được xúc động khi gặp "người thật, việc thật" cựu tù Phan Thị Bé Tư - nhân chứng sống đã từng bị tra tấn dã man tại Côn Đảo.
Thế hệ đi trước ôn lại truyền thống cách mạng oanh liệt cho thế hệ đi sau (Ảnh:THANH HIỆP)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cho biết động lực để anh thực hiện quyển sách này không gì khác ngoài tấm lòng ngưỡng mộ những bậc chiến sĩ cách mạng, những người con đã đấu tranh giành hòa bình cho dân tộc.
Với 35 năm kinh nghiệm trong nghề nhiếp ảnh, khi nghe tại Quảng Trị có đội rà phá bom mìn (các thành viên thuộc dự án NPA/RENEW - chương trình khảo sát bom mìn của Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) hợp tác với dự án RENEW tại tỉnh Quảng Trị), anh liền vác máy lên và đi. Sau 9 tháng miệt mài theo chân chương trình khảo sát bom mìn, những hình ảnh của công việc rà phá bom mìn tại vùng đất Quảng Trị đã được Nguyễn Á thể hiện ấn tượng trong ấn phẩm "Biệt đội giữ bình yên "đất lửa".
Hai tác phẩm sách ảnh “Tử tù, cựu tù Côn Đảo ngày trở lại” và “Biệt đội giữ bình yên “đất lửa”. .
Với 18 đầu sách đã thực hiện bằng niềm đam mê, trái tim mẫn cảm trước những kỳ tích của cuộc sống đời thường, vốn lâu nay chỉ xuất hiện trong thơ ca, văn học, thì bằng góc nhìn nhiếp ảnh, Nguyễn Á đã lan tỏa tinh thần yêu nước to lớn, truyền động lực cho người xem ảnh để chung tay gìn giữ hòa bình.
Cựu tù xúc động nhìn lại hình ảnh ở trại giam nơi mình và đồng đội đã từng bị tra tấn dã man
Sau chuyến đi, nhiều lần anh đã quay trở lại Côn Đảo để tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lựa những hình ảnh về chuyến đi thăm lại nhà tù của các cựu tù, tử tù từng bị giam cầm tại đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Các tử tù Côn Đảo giao lưu với khán giả sáng ngày 27-7 (Ảnh: THANH HIỆP)
Đặc biệt, hầu hết các cựu tử tù có mặt trong chuyến đi tác nghiệp của Nguyễn Á đều có mặt. Họ bày tỏ niềm xúc động khi xem lại những tác phẩm của anh, còn đông đảo giới trẻ tham dự đã có dịp được gặp những con người bằng xương, bằng thịt, hiện diện trước mắt họ như bước ra từ trang sách đầy thiêng liêng mà Nguyễn Á là cầu nối.
Các cựu tù xem lại hình ảnh triển lãm tại Côn Đảo
Tất cả những cảm xúc về niềm kiêu hãnh, sự đoàn kết thương yêu và lý tưởng sống mãnh liệt đã được gói gọn trong hơn 200 trang sách. Chính bức ảnh bìa đã nói lên tất cả khi khung cảnh hai phụ nữ ôm nhau khóc, đó là một nữ du khách đã không kềm được xúc động khi gặp "người thật, việc thật" cựu tù Phan Thị Bé Tư - nhân chứng sống đã từng bị tra tấn dã man tại Côn Đảo.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cho biết động lực để anh viết nên quyển sách này không gì khác ngoài tấm lòng ngưỡng mộ những bậc chiến sĩ cách mạng, những người con đã đấu tranh giành hòa bình cho dân tộc.
Tìm thấy mìn mà cười vui, vì nhiệm vụ cao cả này góp phần mang lại sự yên bình cho đất nước
Với 35 năm kinh nghiệm trong nghề nhiếp ảnh, khi nghe tại Quảng Trị có đội rà phá bom mìn (các thành viên thuộc dự án NPA/RENEW - chương trình khảo sát bom mìn của Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy – viết tắt NPA, hợp tác với dự án RENEW tại tỉnh Quảng Trị), anh liền vác máy lên và đi.
Sau 9 tháng miệt mài tập sách thể hiện tầm quan trọng của công việc rà phá bom mìn tại vùng đất Quảng Trị đã được bố cục sắc nét trong ấn phẩm ý nghĩa này.
Với 18 đầu sách đã thực hiện bằng niềm đam mê, trái tim mẫn cảm trước những kỳ tích của cuộc sống đời thường, vốn lâu nay chỉ xuất hiện trong thơ ca, văn học, thì bằng góc nhìn nhiếp ảnh, Nguyễn Á đã lan tỏa tinh thần yêu nước to lớn, truyền động lực cho người xem ảnh để chung tay gìn giữ hòa bình.
Sau 9 tháng miệt mài tập sách thể hiện tầm quan trọng của công việc rà phá bom mìn tại vùng đất Quảng Trị đã được bố cục sắc nét trong ấn phẩm ý nghĩa này.
Bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó chủ tịch Nước đã viết trong quyển sách: "Mỗi lần về Côn Đảo thắp nén hương ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi luôn nghĩ rằng mình còn sống được ngày nào thì sẽ cố gắng sống cho thật tốt, làm việc hết lòng để xứng đáng với sự hy sinh của các đồng chí, các dì, các chị và nhất là của những đồng đội tôi đang nằm tại nghĩa trang này..." - và bà tâm sự, sự cần mẫn, đầy tâm huyết của Nhiếp ánh gia Nguyễn Á đã gặt hái được nhiều thành quả, để 2 quyển sách ý nghĩa này đến với bạn đọc, đông đảo quần chúng như mong mỏi của Nguyễn Á, đó là lan tỏa tinh thần yêu nước trong mỗi tâm hồn Việt Nam.
Bà Lê Tú Cẩm - Chủ tịch Hội Di sản TP HCM có mặt trong chuyến đi tác nghiệp của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á - đã đánh giá cao nỗ lực của anh trên mọi nẻo đường làm nghề, dùng nghệ thuật nhiếp ảnh quảng bá đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam và hôm nay là 2 sách ảnh với cuộc triển lãm về tinh thần ái quốc, cho thấy tầm vóc của con người Việt Nam trong chiến tranh vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu và trong hòa bình đã thôi thúc các thế hệ chung tay xây dựng đất nước.
Dưới đây là một số hình ảnh của 2 quyển sách được triển lãm sáng 27-7 tại Nhà văn hóa Thanh Niên:
Bình luận (0)