xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nở rộ game show "bình dân"

THÙY TRANG

Nhiều game show phát sóng truyền hình với mức độ "bình dân" được người xem hưởng ứng vì vui nhưng cũng không ít game show bị phản đối

Mùa 2 "Running man" (Chơi là chạy) Việt Nam dù không tạo hiệu ứng lớn như mùa 1 nhưng vẫn là một trong những chương trình truyền hình thu hút người xem hiện nay. Ngoài những trò chơi dã ngoại, "Running man" phiên bản Việt rất vui, tạo cảm hứng cho người xem.

Vui là chính

Ở mỗi tập phát sóng, 8 thành viên tham gia "Running man" phiên bản Việt gồm Trường Giang, Ngô Kiến Huy, Lan Ngọc, Liên Bỉnh Phát, Thúy Ngân, Trương Thế Vinh, Jun Phạm và Karik sẽ thực hiện những nhiệm vụ là các trò chơi. Cuộc đua tìm chiến thắng luôn mang lại tiếng cười cho người xem bởi tính cách của mỗi thành viên thể hiện. Dù là chương trình truyền hình đang "hot" hiện nay nhưng đúng nghĩa chỉ "vui là chính".

Những game show chơi cho vui này đang xuất hiện áp đảo trên sóng truyền hình, bởi khán giả tìm được những khoảnh khắc thư giãn. Chưa kể, có nhiều chương trình vừa mang tính giải trí vừa phổ quát được kiến thức đời sống hữu ích như "Chọn ai đây", "5 giây thành triệu phú" (HTV7); "Chọn đâu cho đúng", "100 triệu 1 phút" (VTV3)...

Mỗi chương trình có một định dạng khác nhau nhưng hầu hết game show này đều có lượng khán giả nhất định. Như "5 giây thành triệu phú" có ban tư vấn, kèm theo việc sử dụng 3 quyền trợ giúp (đổi đáp án, đổi câu hỏi và vượt qua câu hỏi); "Chọn đâu cho đúng" gây hồi hộp vì trả lời sai sẽ bị két sắt mô hình đè; "5 vòng vàng kỳ ảo", người chơi phải vận dụng kiến thức, sự hiểu biết, sự nhanh nhạy và phán đoán dựa trên tình hình thực tế ngay tại hiện trường để đưa ra câu trả lời...

Trong các game show, những màn giao lưu, tương tác của người chơi là nghệ sĩ chiếm thời lượng nhiều hơn cả phần nội dung các câu hỏi - đáp. Các màn pha trò, "chặt chém" nhau của nghệ sĩ không chỉ được dùng để giữ chân khán giả mà còn trở thành nội dung quảng bá trước mỗi số phát sóng.

Những câu hỏi trong chương trình phần lớn cũng nhẹ nhàng, chỉ là những kiến thức cơ bản, phổ biến về mọi mặt trong đời sống. Để trả lời được, người chơi chỉ cần có kinh nghiệm sống, biết nắm bắt xu hướng, thông tin thời sự. Chẳng hạn có những câu đố vui, vô thưởng vô phạt kiểu "kết thúc phim The Avengers, nhóm siêu nhân làm gì? Tìm mặt dây chuyền của nghệ sĩ Tấn Beo...".

Nở rộ game show bình dân - Ảnh 1.

Một pha trong chương trình “Running man” phiên bản Việt. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Lệch lạc gây phản cảm

Vừa giải trí vừa cung cấp một lượng thông tin, kiến thức nhất định chính là điều mà khán giả mong đợi ở những game show hiện nay. Nắm bắt nhu cầu của người xem, các đơn vị sản xuất cố gắng mang đến nhiều chương trình với những diện mạo khác nhau. Bởi ở góc độ phổ quát, một game show không khiến người xem tiếp thu kiến thức, nội dung, mô phạm thì chương trình xem như thất bại.

Chính vì điều này, nhiều đơn vị sản xuất đã cho ra mắt những chương trình "giải trí một cách quá đáng". Đơn cử như chương trình "Có hẹn lúc 22 giờ" (trên HTV9) bàn về các vấn đề nổi cộm của xã hội thông qua câu chuyện của 3 "quý ông". Nhưng những ngày gần đây, 1 trong 3 "quý ông" của chương trình liên tục bị "ném đá" khi cho rằng "con gái đẹp xăm gì cũng đẹp còn con gái xấu xăm gì cũng xấu"...

Bị phản đối nhiều nhất là những game show lựa chọn khách mời thuộc cộng đồng LGBT nhưng có góc khai thác lệch lạc với mục đích tạo hiệu ứng câu view... Bên cạnh đó, không ít chương trình hẹn hò, mai mối có người đồng tính tham gia như "Vợ chồng son", "Bạn muốn hẹn hò" hay "Người ấy là ai", nhằm giúp người đồng tính, song tính, chuyển giới... sẻ chia những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống.

Ngoài ra, có không ít chương trình phát sóng bị nhận xét "lợi dụng cộng đồng LGBT" khi chọn góc khai thác tiêu cực, vô tình tạo cái nhìn lệch lạc, hiểu lầm. Thậm chí giật tiêu đề chỉ tập trung vào chuyện nhạy cảm, giường chiếu gây phản cảm, thiếu văn minh.

Như chương trình "Come Out - Bước ra ánh sáng" được giới thiệu là chương trình truyền hình thực tế, tạo điều kiện để những người thuộc cộng đồng LGBT tâm sự nỗi niềm của bản thân, quá trình đấu tranh nội tâm để nhận được sự cảm thông từ gia đình cũng như được xã hội công nhận và sống thật với chính mình.

Dù được nhận xét mang đến thông điệp nhân văn nhưng talk show này cũng có những lần bị "ném đá" vì sự phản cảm với việc câu kéo khán giả bằng nước mắt của nhân vật nhưng lại bất lịch sự, tập trung chuyện giường chiếu, riêng tư.

Việc nhà sản xuất cho ra mắt ngày càng nhiều chương trình, game show “bình dân” đậm chất giải trí, ít nhiều đáp ứng nhu cầu thưởng thức truyền hình của đại đa số khán giả hiện nay. Nhưng với áp lực “lợi nhuận”, nhiều chương trình khai thác yếu tố giải trí quá đà để thu hút khán giả. Điều này như con dao “hai lưỡi” bởi ranh giới giữa giải trí và phản cảm chỉ là “sợi chỉ mỏng”. Minh chứng là nhiều chương trình dù ý nghĩa ban đầu rất nhân văn nhưng sau đó trở nên “kém chất”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo