xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi "thầy tuồng" có cứu được sân khấu?

Thanh Hiệp

Khi nuôi đội ngũ tác giả để tạo sức cạnh tranh lành mạnh cho sân khấu kịch hôm nay, các ông bà bầu phải có phương cách quản lý chuyên nghiệp mới mong mang lại hiệu quả

Từ hiệu ứng của 2 vở kịch: "Ngã rẽ" và "Xóm lũ", Sân khấu Kịch Phú Nhuận của NSND Hồng Vân đề ra hướng đi mới là phải nuôi đội ngũ tác giả thường trực để hoạch định sáng tác theo đúng phương hướng nghệ thuật của thương hiệu này. Tiếng vang của 2 vở kịch đã khẳng định chiến lược đúng đắn của Hồng Vân khi chọn đầu tư cho tác giả trẻ và đưa họ đi đúng quỹ đạo của thương hiệu mình.

Học cách của người xưa

NSND Hồng Vân cho biết chị học cách làm của các ông bà bầu đoàn cải lương xưa như: Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương… là phải có một đội ngũ tác giả thường trực để làm ra kịch bản theo đúng tiến độ, chiến lược của sân khấu. "Trước hết, xác định đây là việc làm đúng, còn những trở ngại, điều chưa hợp lý sẽ điều chỉnh dần" - NSND Hồng Vân tự tin.

Nuôi thầy tuồng có cứu được sân khấu? - Ảnh 1.

Cảnh trong vở "Giấc mộng showbiz" của tác giả Bảo Ngọc được xem là ăn khách nhất tại Nhà hát Thế Giới Trẻ

Ảnh: NGỌC HÙNG

Ở Sân khấu Kịch IDECAF, ngoài những cây bút quen thuộc vẫn thường cộng tác với thương hiệu này như: Đăng Nhân, Vương Huyền Cơ, Lê Hoàng…, nhiều năm qua ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã tạo điều kiện để các cây bút trẻ như: Bùi Quốc Bảo, Hương Giang, Vũ Minh, Đình Toàn, Quang Thảo... tham gia viết kịch bản thường xuyên cho sân khấu này. Sân khấu Kịch Sài Gòn có Tấn Phát, Việt Hà, Hoàng Khánh… Kịch Phú Nhuận còn có thêm: Đinh Mạnh Phúc, Huỳnh Trâm, Diệp Tiên, Xuân Trang… Nhà hát Thế Giới Trẻ cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội để các tác giả trẻ như: Cao Tấn Lộc, Bảo Ngọc, Quang Huy… có đất thể hiện khả năng sáng tác của họ. Điều đáng mừng là những kịch bản của đội ngũ tác giả trẻ này đã bước đầu tạo được thành công. Nhiều khán giả đến xem bày tỏ sự thích thú bởi những vấn đề họ đặt ra trong vở kịch khá gần gũi với những gì công chúng quan tâm.

Làm chưa căn cơ

Tuy nhiên, qua khảo sát, các nhà chuyên môn nhận định việc đầu tư, nuôi quân của nhiều sân khấu hôm nay không căn cơ so với thời kỳ sân khấu cải lương nuôi tác giả thường trực. "Tác giả ngày trước được nhận lương tháng hậu hĩnh, được lãnh 6% tổng doanh thu mỗi suất, còn được tặng vé VIP để mời khách thân thiết đến xem tác phẩm của mình. Còn tác giả ngày nay không có những chế độ này khi kịch bản được mua đứt một lần với giá thương lượng. Mang tiếng gắn kết nhưng lại không có tiền lương tháng. Chính vì thế, nhiều tác giả trẻ sau thời gian gắn bó với các sân khấu tư nhân đã ra ngoài viết kịch bản phim" - tác giả Đăng Minh tâm sự.

Trên thực tế, bên cạnh những bất cập về tiền nhuận bút của tác giả thường trực chưa thỏa đáng, các sân khấu vẫn chưa có sự bảo đảm để nuôi lớn đứa con tinh thần mà họ đã giao. "Đến phút cuối có kịch bản trôi nổi hay hơn, đúng giá cả và đúng thời điểm nhạy bén mà kịch bản đề cập, nhà sản xuất sẵn sàng bỏ ngay kịch bản của người nhà" - tác giả trẻ Bích Trâm nói.

Nghĩa là theo nhiều tác giả trẻ, các sân khấu tư nhân vẫn làm theo cảm tính, không có sự ràng buộc bằng hợp đồng. Toàn là trao đổi bằng miệng và dựa theo uy tín để hình thành kịch bản, "khi cơm không lành, canh không ngọt" sẽ xảy ra tranh chấp.

Có tình trạng tranh chấp bản quyền khi một thành viên trong nhóm tác giả đi khỏi đơn vị sân khấu này không được xem là đồng tác giả của kịch bản mà họ có phần đóng góp hay khi ý tưởng kịch bản bị thành viên của nhóm đưa đi rao bán cho một đơn vị sân khấu khác. 

Phải chuyên nghiệp

Khi nuôi đội ngũ tác giả để tạo sức cạnh tranh lành mạnh cho sân khấu kịch hôm nay, các ông bà bầu phải có phương cách quản lý chuyên nghiệp. Phải có hợp đồng quy rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Dù là tác giả trẻ nhưng họ vẫn được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Giá nhuận bút đôi bên phải có sự thống nhất, ràng buộc nhau về mặt pháp lý trước khi nghĩ đến việc có thể nuôi lương tháng, giữ chân tác giả gắn bó với thương hiệu kịch. Theo NSƯT Trần Minh Ngọc: "Nếu cứ làm theo kiểu tự phát, theo cảm tính thì chưa thể gọi là đủ tầm chuyên nghiệp cho một chiến lược lâu dài. Rồi cách nuôi tác giả trẻ cũng sẽ mau chóng bị phá sản vì họ không được bảo đảm quyền lợi, không có hợp đồng tức họ sẽ tìm những nơi đáp ứng nhu cầu để gắn bó. Như thế, mô hình này sẽ không tạo được sự lớn mạnh để bảo đảm cho một nguồn lực tác giả trẻ trong tương lai được nuôi lớn bằng sự tôn trọng, kiến tạo, nhằm giúp sàn diễn có thêm những ngòi bút sắc sảo".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo