xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phóng viên Nick Ut và "Em bé Na Panlm" diện kiến Đức Giáo hoàng

GIẢN THANH SƠN

(NLĐO) - 11 giờ hôm 11-5 (giờ Ý), tại Vatican, Đức Giáo hoàng Francis đã gặp gỡ phóng viên Nick Ut - tác giả bức ảnh "Em bé Napalm" đến từ Mỹ và nhân vật trong ảnh Phan Thị Kim Phúc đến từ Canada.

Đức Giáo hoàng Francis nhắc lại kỷ niệm khi Ngài đã gặp Phan Thị Kim Phúc trước đây và nói Ngài biết câu chuyện cảm động về nhân vật trong bức ảnh "Em bé Napalm" cùng với sự tận tâm của tác giả Nick Ut từ rất lâu.

Cuộc diện kiến tuy ngắn nhưng Đức Giáo hoàng đã nhiều lần nhắc đến bức  hình và nhân vật trong ảnh cùng sự ca ngợi tấm lòng yêu thương đồng loại và sự tận tâm của tác giả Nck Ut.

Phóng viên Nick Ut và Em bé Na Panlm diện kiến Đức Giáo hoàng - Ảnh 1.

Nick Ut trao tặng Đức Giáo hoàng bức hình “Em bé Napalm”. Ảnh do nhân vật cung cấp

Nhân dịp này, tại Milan và Roma, Nick Ut và Kim Phúc có những cuộc hội thảo, diễn thuyết về bức hình và câu chuyện 50 năm của tác phẩm "Em bé Napalm", đồng thời dành cho các hãng truyền thông lớn của Vatican, Italia và thế giới nhiều cuộc phỏng vấn đặc biệt.

 Vatican News viết: Bà Phan Thị Kim Phúc - "Em bé Napalm" và 50 năm phải chịu đựng hậu quả chiến tranh. Bà thanh thản tiết lộ nhiều điều kỳ diệu với chính mình và truyền thông thế giới, mặc dù vết thương trên thân mình vẫn còn làm bà đau đớn.

Phóng viên Nick Ut và Em bé Na Panlm diện kiến Đức Giáo hoàng - Ảnh 2.

Nick Ut trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông thế giới tại Ý.

Phan Thị Kim Phúc, còn được gọi là "Em bé Napalm", sinh năm 1963, người Canada gốc Việt, là nhân vật trong bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8-6-1972 tại Trảng Bàng, của nhiếp ảnh gia Nick Út (Hãng thông tấn Associated Press). Ảnh ghi hình một cô bé 9 tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bỏng nặng bởi bom napalm, khi em đang di tản khỏi ngôi làng của mình.

Bức  ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của chiến tranh Việt Nam. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh, cô đang kêu la "Nóng quá, nóng quá". Ngay ngày hôm sau, ảnh được đưa lên trang bìa của tờ New York Times. Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX, do Đại học Columbia bình chọn.

Phóng viên Nick Ut và Em bé Na Panlm diện kiến Đức Giáo hoàng - Ảnh 3.

Nick Ut và Kim Phúc diện kiến Đức Giáo hoàng Francis tại Vatican

Nhiếp ảnh gia Nick Út đưa Kim Phúc và những đứa trẻ đang bị thương khác vào bệnh viện ở Củ Chi và Sài Gòn (TP HCM ngày nay). Vết thương quá nặng nên người ta không tin là cô bé có thể sống sót. Tuy nhiên, sau 14 tháng điều trị và phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật, Kim Phúc được về nhà. Nick Út tiếp tục thăm cô cho đến khi ông rời Sài Gòn năm 1975.

Về sau, Kim Phúc kể lại những ngày tháng đau thương khi bà cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm: "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết. Tôi cảm thấy tức giận, cay đắng. Tôi vô vọng, mọi thứ đều tiêu cực. Tôi biết mình không thể sống như thế này mãi mãi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã vượt qua".

Phóng viên Nick Ut và Em bé Na Panlm diện kiến Đức Giáo hoàng - Ảnh 4.

Nick Ut và Kim Phúc tại các sự kiên kỷ niêm 50 năm bức hình “Em bé Napalm” diễn ra tại Ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo