xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm sắc màu cho dòng nhạc dân gian

Thùy Trang

Việc nhiều giọng ca trẻ dám bứt ra khỏi vùng an toàn và tham gia làm mới nhạc dân gian trở thành dấu son đáng ghi nhận

Album "Lời ru nguồn cội" của giọng ca Nguyễn Khánh Ly, á quân cuộc thi Hát thính phòng - nhạc kịch TP HCM 2017, ra mắt gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý của người nghe. Trong album này, Nguyễn Khánh Ly gây bất ngờ bởi lựa chọn 12 ca khúc mang âm hưởng dân gian. Ngoài ca khúc chủ đề "Lời ru nguồn cội" là bài hát mới của nhạc sĩ Xuân Thủy, 11 ca khúc còn lại đều đã được nhiều ca sĩ thể hiện thành công.

Tạo dấu ấn riêng

Với "phiên bản Nguyễn Khánh Ly", các ca khúc trên được thể hiện hồn hậu, không quá cầu kỳ trong hòa âm phối khí, vẫn giữ lại những đường nét dân gian nhưng tiết tấu tươi mới hơn, thậm chí theo kiểu acoustic trẻ trung, đơn giản mà vẫn đi vào lòng người. Nguyễn Khánh Ly cho biết: "Làm mới, xét đến cùng, chính là thể hiện ca khúc bằng giọng hát của riêng mình, tâm hồn của riêng mình, cảm xúc của riêng mình". Và, cô đã thành công với tư duy làm mới ca khúc quen thuộc.

Không chỉ Nguyễn Khánh Ly, nhiều ca sĩ trẻ gần đây cũng tạo dấu ấn riêng khi tìm về dòng nhạc dân gian. Nhiều sản phẩm về dòng nhạc này của các nghệ sĩ trẻ đã lan tỏa, được công chúng đón nhận. Trong đó, Thu Hằng (quán quân Sao Mai 2015 dòng nhạc dân gian) với "Nhà em ở lưng đồi" (nhạc Đức Trịnh, lời thơ Lê Tự Minh) thực sự đã tạo nên cú đột phá trên thị trường âm nhạc. 

Ca khúc này đã được nhiều ca sĩ thể hiện thành công nhưng Thu Hằng vẫn ghi dấu ấn bởi cách thể hiện nhẹ nhàng, dịu dàng. Ngoài cách thể hiện đầy cảm xúc của Thu Hằng, bản phối dung dị nhưng không kém phần bay bổng cũng tạo nên sự khác biệt cho bài hát.

Giọng ca Hồng Duyên với album "Duyên" cũng được người nghe đón nhận qua những ca khúc quen thuộc bằng phong cách dân gian, từ quan họ ("Còn duyên"), dân ca Nghệ Tĩnh ("Giận mà thương") đến dân ca Bắc Bộ ("Gió đánh đò đưa"), dân ca Huế ("Mười thương")… Dấu ấn của Hồng Duyên chính là mang đến cho album "Duyên" một sắc thái âm nhạc lạ lẫm, thú vị. 

Những ca khúc dân gian, chèo được phối khí lại theo nhiều phong cách âm nhạc hiện đại như acoustic, jazz, semi-classic... Hồng Duyên được giới chuyên môn ví như một làn gió mới đầy tinh tế, trẻ trung bởi những bản phối hiện đại, từ đó tạo ra phiên bản mới cho những bài dân ca quen thuộc.

Thêm sắc màu cho dòng nhạc dân gian - Ảnh 1.

Ca sĩ Nguyễn Khánh Ly thành công với việc làm mới nhiều ca khúc dân ca quen thuộc. Ảnh: NVCC

Vươn tầm thế giới

Theo nhạc sĩ Tiến Luân, thị trường âm nhạc Âu - Mỹ đang tràn ngập những ca khúc đương đại được xây dựng dựa trên hơi thở dân gian, truyền thống của đất nước họ.

"Với nhiều nghệ sĩ, nhạc dân gian truyền thống chính là một kho tàng chất liệu. Âm nhạc đương đại sử dụng chất liệu truyền thống chính là phương thức để họ và âm nhạc của họ đến với khán giả quốc tế. Vì vậy, một số nghệ sĩ Việt, trẻ tuổi hiện nay cũng nên sử dụng phương thức này để vươn tầm thế giới".

Đồng quan điểm này, nhạc sĩ Quốc An dẫn ví dụ từ sự thành công của ca sĩ Hoàng Thùy Linh khi khai thác nhạc dân gian bằng hơi thở đương đại. Trong khi đó, ca khúc "Để Mỵ nói cho mà nghe" (Thịnh Kainz, Kata Trần, T-Bass) mang âm hưởng dân gian Tây Bắc, pha chút R&B, cùng nhạc rap, nhạc điện tử sôi động, cộng với phần MV (video âm nhạc) khai thác các tác phẩm văn học "Vợ chồng A Phủ", "Chí Phèo", "Vợ nhặt", "Lão Hạc", "Tắt đèn", "Số đỏ"... đã chạm được đến cảm xúc của khán - thính giả.

"Nhiều sản phẩm âm nhạc dân gian được yêu thích vì các ca sĩ trẻ thổi vào đó màu sắc hôm nay. Những dòng chảy âm nhạc đang thịnh hành trong xu hướng thưởng thức của giới trẻ như R&B, pop, rock sôi nổi hoàn toàn có thể kết hợp và góp phần làm cho các ca khúc dân gian thêm sắc màu. Những sản phẩm âm nhạc này cũng là cách thể hiện tình yêu dân tộc của người làm nghệ thuật trẻ tuổi, góp phần truyền bá văn hóa cho khán giả trẻ" - nhạc sĩ Quốc An nhận định.

Vào thời điểm mà giới chuyên môn lo ngại "nhạc truyền thống đang phai màu, ngày càng có ít người chơi nhạc dân tộc", việc nhiều giọng ca trẻ tham gia làm mới nhạc dân tộc trở thành dấu son đáng ghi nhận. Họ đã dám bứt ra khỏi vùng an toàn để tạo nên sắc màu âm nhạc mới, đa dạng và phong phú hơn.

"Tôi nghĩ chúng ta nên duy trì theo hướng nhìn vào cốt lõi và tinh thần của âm nhạc truyền thống, cần bảo tồn những gì mang tính Việt Nam nhất. Còn với những nhạc sĩ vừa chơi nguyên bản vừa chơi đương đại, nếu đầu tư thời gian, tư duy và tình yêu, họ sẽ làm được" - nghệ sĩ Ngô Hồng Quang nhìn nhận. 

Giữ được chất Việt Nam

Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang là một người tâm huyết với việc viết nên những sắc màu mới cho âm nhạc dân gian khi kết hợp nhiều thể loại âm nhạc vào ca khúc của mình.

Anh chia sẻ: "Tôi luôn trăn trở, làm âm nhạc thế nào để vẫn giữ được chất Việt Nam trong sự kết nối với thế giới. Tôi nghĩ, đó chính là linh hồn của âm nhạc ngũ cung. Ngũ cung Việt Nam hoa mỹ, luyến láy, đậm chất riêng không trộn lẫn, mỗi vùng miền có một âm sắc khác nhau. Tôi sáng tạo và thoải mái vẫy vùng trong đó".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo