xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Việt giàu đẹp: "Nực cười con tạo trớ trinh"

Lê Minh Quốc

Khi đọc truyện thơ nôm Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu, ta gặp những câu "khó hiểu" như: "Nực cười con tạo trớ trinh/ Chữ trinh tráo chác, chữ tình lãng xao"; "Võ Công làm việc trớ trinh/ Dứt tình họ Lục, mến tình họ Vương".

Có phải do sai chính tả, phải là trớ trêu chứ? Không đâu, "Từ điển truyện Lục Vân Tiên" (NXB TP HCM - 1989) của Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần ghi nhận và giải thích: "Con tạo trớ trinh: Trời làm những việc oái oăm; làm việc trớ trinh: làm những việc oái oăm hại người" (tr.319).

Liệu chừng trớ trinh có phải là oái oăm?

Cần xem lại nghĩa của từ này: "Oái oăm: Kỳ khôi, hiểm hóc: Chơi những cách oái oăm. Văn liệu: "Họa vần thơ giở giọng oái oăm" (X.H) - theo "Việt Nam tự điển" (1931); "Trái hẳn bình thường tới mức không ngờ tới được. Cảnh ngộ oái oăm. Tính nết oái oăm. Trò chơi oái oăm" - theo "Đại từ điển tiếng Việt" (1999). Câu thơ "Nực cười con tạo trớ trinh" là hiểu theo nghĩa này.

Tiếng Việt giàu đẹp: Nực cười con tạo trớ trinh - Ảnh 1.

Tiếng Việt giàu đẹp: "Nực cười con tạo trớ trinh" (Ảnh minh họa từ Internet)

Còn câu "Võ Công làm việc trớ trinh" lại khác. "Đại Nam quấc âm tự vị" (1895) giải thích: "Trớ trinh: Nhiều lời dối trá, láo xược. Nói trớ trinh". Rõ ràng, trớ trinh khác với oái oăm. Cần phải hiểu thêm nghĩa là chỉ việc làm trái với lẽ phải, không tôn trọng chữ tín đã giao kèo trước đó như trường hợp Võ Công đối với Lục Vân Tiên. Oái oăm và trớ trinh khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Khác ở chỗ mức độ cao hơn "trái hẳn bình thường" của từ oái oăm; do đó, khi gặp chuyện thì người ta sẽ tức giận đùng đùng, có thể dẫn tới việc làm thiếu kiềm chế.

Chẳng hạn, trong truyện thơ Sáu Trọng lưu hành tại Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, có chi tiết khi biết vợ ngoại tình, tham tiền phụ nghĩa: "Trọng nghe nàng nói giận thay/ Tao kỳ tam nhựt phân thây hành hình/ Căm loài Võ Hậu trớ trinh/ Sao không suy xét buộc mình bợn nhơ". Trớ trinh là cách nói của người miền Nam - theo "Phương ngữ Nam Bộ" (2015) của Bùi Thanh Kiên.

Nếu tách riêng, chọn lấy mỗi từ trớ thì trớ có nghĩa là né, tránh. Thí dụ, có người không thích nghe ai bàn chuyện này, vì thế, khi nghe ai nhắc tới liền trớ qua chuyện khác. Cách trớ/ nói trớ này, gần như là "đánh trống lảng" - lảng qua chuyện đang bàn mà mình không thích nghe đến.

Vậy, trong tình huống: "Ơ kìa, nó đã trớ". Có phải nó đã trớ qua chuyện khác vì không muốn nghe chuyện này? Chưa chắc. Khi trẻ em ói sữa, người ta cũng dùng từ trớ. Đã thế, lại còn sử dụng trong trường hợp lách mình để tránh cái gì đó tác động vào thân thể mình, thí dụ kể lại câu chuyện ẩu đả, có người nhận xét: "Dù bị tấn công tới tấp nhưng anh ta vẫn trớ qua né lại nên vẫn an toàn". Mà, không chỉ có thế, thí dụ người này nói: "Chờ hắn từ sáng vẫn chưa thấy tăm hơi đâu", người kia đoán: "Biết đâu hắn ta đi trớ đường". Trớ còn nghĩa là sai/ sai đường.

Nếu có đạo đức, tư cách tốt thì không ai dám làm những việc trớ trinh. Còn nói trớ, tùy trường hợp, người ta vẫn có thể sử dụng. Trong "Tạp bút năm Ất Hợi 1995" (NXB Trẻ-2022), cụ Vương Hồng Sển có nêu ra vài cách nói trớ như với nghệ thuật "hát bội", sở dĩ người ta nói trớ qua "hát bộ" vì nhằm tránh sự liên tưởng bội trong từ bội bạc, chẳng hay ho gì; kể cả "nghề thợ bạc cũng tránh tiếng "bạc" (bội bạc) nên đổi thành thợ kim hoàn" (sđd, tr. 88). Ý kiến này rất để chúng ta suy nghĩ về cách sử dụng từ trong tiếng Việt.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo