Theo đó, NSND được xét tặng cho các cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập, cá nhân nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật tự do tại các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa và có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên.
Với loại hình nghệ thuật như xiếc, múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên.
Để được xét tặng danh hiệu NSND, nghệ sĩ cần phải có ít nhất 2 HCV quốc gia (bắt buộc phải có 1 HCV của cá nhân). Trường hợp nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng theo quy định thì sẽ được hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nhạc sĩ Văn Giỏi (giữa) nhận bằng công nhận danh hiệu NSND do lãnh đạo TP HCM trao
Về điều này, NSND Kim Cương cho rằng: "Chức năng của các hội chuyên ngành ở địa phương rất quan trọng. Vì họ nắm rõ thông tin nghề nghiệp, những cống hiến của nghệ sĩ ở các lĩnh vực, qua đó từ cơ sở, địa phương, hội chuyên ngành sẽ đề xuất xem xét giới thiệu".
Danh hiệu NSƯT cũng được xét tặng cho các cá nhân hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật công lập, các cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do tại các đơn vị xã hội hóa. Các nghệ sĩ thuộc diện ưu tiên được xét là nghệ sĩ cao tuổi có nhiều cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật, nghệ sĩ tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn, nghệ sĩ là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đoạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế.
Danh hiệu NSND sẽ được xét tặng cho các cá nhân đạt tiêu chuẩn hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hóa bao gồm diễn viên: hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh; đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: tuồng, chèo, cải lương, kịch; chuyên viên âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu...
Bình luận (0)