xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Truyện ngắn": Cơn gió lạ từ Hà Anh Tuấn

Huỳnh Trọng Khang

Một tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng từ các bài hát ra đời trước đó, chỉ công chiếu trong vòng 3 ngày. So với các tác phẩm điện ảnh Việt Nam hôm nay, "Truyện ngắn" đã là bộ phim lạ, so với các dự án trước đây của Hà Anh Tuấn, "Truyện ngắn" có lẽ là bước đi táo bạo nhưng đầy tự tin của một nghệ sĩ cảm nhận được sự yêu mến của khán giả với các sản phẩm của mình.

Chắc hẳn có một cuộc tranh cãi nho nhỏ giữa những khán giả sau khi xem phim "Truyện ngắn", rốt cuộc đây là MV ca nhạc hay là một bộ phim thực thụ? Như đã truyền thông rộng rãi trước đó, "Truyện ngắn" là tác phẩm chuyển thể từ âm nhạc của dự án Hà Anh Tuấn hát Phan Mạnh Quỳnh, lấy cảm hứng từ 5 ca khúc do Phan Mạnh Quỳnh sáng tác: "Có chàng trai viết lên cây", "Xuân thì", "Thương em", "Cô gái và cây dương cầm" và "An". Khiến ta nhớ đến bộ phim "Across the universe" (2007) - bộ phim về nỗi cô đơn của tuổi trẻ trước những biến động xã hội, hoang mang chọn lựa tương lai… được sinh ra từ các bài hát của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles.

Dù thời lượng ngắn, thể nghiệm lạ so với các phim Việt hiện nay, "Truyện ngắn" vẫn là một tác phẩm điện ảnh chỉn chu với kịch bản khúc chiết tiến triển trên nền các bài hát. Câu chuyện mà đạo diễn Cao Trung Hiếu viết ra thoạt nhìn không có gì đặc biệt. Một chuyện tình hoa niên dở dang, hội ngộ trong bẽ bàng và biệt ly mãi mãi. Bao nhiêu tác phẩm văn chương, sân khấu, điện ảnh đã khai thác mô-típ này với bao nhiêu biến thể, soi xét dưới nhiều góc độ. Nhưng chính bởi một mô-típ được dùng nhiều đến thế, ta mới biết hóa ra có một mẫu số chung những thân phận của tình yêu, dù ở đâu, thuộc thời đại nào, vẫn thấy sự đồng cảm, thân thuộc.

Truyện ngắn: Cơn gió lạ từ Hà Anh Tuấn - Ảnh 1.

Cảnh trong phim “Truyện ngắn”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Phim "Truyện ngắn" như tên gọi, một tiết chế thiên về khắc họa hơn là kể, cả các nhân vật cũng kiệm lời, lúc họ cất tiếng thì gần như triết lý về cuộc đời hơn là đối thoại. Dàn diễn viên (Phương Anh Đào, Liên Bỉnh Phát, Lâm Thanh Mỹ và Võ Điền Gia Huy) đã thể hiện tròn trịa nhân vật của mình. Sự hồn nhiên sôi nổi lúc trẻ, tương phản với vẻ trầm tĩnh lúc trưởng thành bọc lấy một câu chuyện tình tưởng trẻ con vô ưu mà đeo đẳng suốt một đời.

Nhân vật luôn như muốn kiềm chế cảm xúc nên để cho các tiểu tiết nói hộ. Phân đoạn nhân vật nữ chính đứng chân trong chân ngoài ở ngạch cửa, đá liên tục, đầy giận dữ nhưng không dám bước qua hay cảnh chiếc đèn lồng bị đốt cháy soi bóng mình rúm ró, tàn lụi trên khuôn mặt an tĩnh của tượng Phật gây ấn tượng khá mạnh.

Tuy vậy, thứ nói nhiều nhất trong tác phẩm này là âm nhạc. Các ca khúc của Phan Mạnh Quỳnh hiện diện trong phim như một "âm bản" để bổ sung cho câu chuyện bằng hình. Sự kết hợp nhuần nhị này đã khiến cảm xúc được đẩy lên cao; khi bộ phim kết thúc, chỉ cần bài hát ngân lên, câu chuyện lại tái khởi động cũng như chỉ cần vô tình nhìn thấy một cảnh phim thì chất giọng ấm áp của Hà Anh Tuấn lại vang lên, tiếp tục kể câu chuyện về những con người yêu nhau, lạc nhau và tìm thấy được sự an ủi từ những kỷ niệm trong nhau.

Hà Anh Tuấn, chàng ca sĩ từ lâu không còn lạ trong lòng công chúng yêu nhạc Việt Nam nhưng dường như lúc nào cũng luôn tươi mới. Vẫn hình ảnh lãng tử hát tình ca, anh một lần nữa khẳng định trong nghệ thuật, không có lối mòn, chỉ là người nghệ sĩ đã khai mở hết những tiềm năng sáng tạo hay chưa mà thôi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo