xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao nhiều "ông lớn" công nghệ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực?

GIANG NAM

(NLĐO) - Các tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài mong muốn đưa Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Synopsys, Cadence, Qorvo (Mỹ) Samsung (Hàn Quốc) và Siemens (Đức)... đang tích cực hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ, nhất là ngành bán dẫn.

Trong Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Để thực hiện được mục tiêu đào tạo như trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động kết nối, thiết lập quan hệ với các tập đoàn công nghệ lớn như: Synopsys, Cadence, Qorvo, Samsung, Siemens... để hợp tác đào tạo.

Vì sao nhiều "ông lớn" công nghệ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực?- Ảnh 1.

Việt Nam đang đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghệ cao

Đầu tháng 5-2024, Tổ hợp Samsung Việt Nam phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức triển khai đào tạo Chương trình Phát triển nhân tài công nghệ – Samsung Innovation Campus (SIC) tại NIC.

Đây là hoạt động nằm trong Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các dự án giáo dục và phát triển công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam giữa Samsung Việt Nam và NIC đã được ký kết vào tháng 10-2023 nhằm bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC triển khai 2 lớp đào tạo về Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), 2 lớp đào tạo về Internet vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT) và 2 lớp đào tạo về Dữ liệu lớn (Big Data) dành cho khoảng 200 sinh viên đến từ một số trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học FPT.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết Samsung sẽ tiếp tục nghiên cứu các khả năng mở rộng hợp tác với NIC và hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn.

Từ giữa tháng 7 vừa qua, 2 tập đoàn bán dẫn của Mỹ là Qorvo và Cadence tổ chức lễ khai giảng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch và ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).

Theo cam kết của tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ là Qorvo, đơn vị này sẽ cử giảng viên, chuyên gia cấp cao giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Trước đó, vào tháng 3-2024, Tập đoàn công nghệ Synopsys (Mỹ) đã ký kết hợp tác tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Đại học Quốc gia TP HCM. Theo đó, Synopsys chia sẻ giáo trình đào tạo và cấp phép sử dụng các bộ công cụ, phần mềm thiết kế chip cho sinh viên của Đại học Quốc gia TP HCM.

Vì sao nhiều "ông lớn" công nghệ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực?- Ảnh 2.

Các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới cam kết cùng Việt Nam đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực bán dẫn

Synopsys tiếp nhận sinh viên đến thực tập và giới thiệu việc làm cho kỹ sư thiết kế vi mạch được đào tạo tại Đại học Quốc gia TP HCM với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Synopsys hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ lĩnh vực thiết kế vi mạch thông qua chương trình đào tạo ngắn hạn "Train-the-Trainer". 

Việc hợp tác với Synopsys được kỳ vọng sẽ giúp Đại học Quốc gia TP HCM đào tạo được khoảng 1.800 kỹ sư có trình độ cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC cho biết các đối tác đã cung cấp cho NIC khoảng 1.000 license (bản quyền phần mềm) phục vụ việc đào tạo thiết kế vi mạch. Từ đó, NIC đã phối hợp, chia sẻ license cho các trường để họ tiến hành những chương trình đào tạo chính quy, đưa vào chương trình đào tạo chính quy các nội dung về thiết kế bán dẫn. NIC cũng phối hợp với các trường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trực tiếp cho hơn 1.000 giảng viên, kỹ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn, thiết kế vi mạch.

Thời gian tới, việc kết nối, phối hợp với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đào tạo nhân lực ngành bán dẫn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để hoàn thành mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo