Ngày 17-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã nghe và cho ý kiến về dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) Hà Nội – TPHCM. Tại cuộc họp, các đại biểu (ĐB) nhất trí phải xây dựng ĐSCT Hà Nội – TPHCM nhưng bày tỏ nhiều lo lắng về nguồn vốn đầu tư quá lớn và khả năng thu hồi vốn.
Theo số liệu dự báo, đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc
Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng trình bày, hiện có các phương án xây dựng là xây mới hoặc mở rộng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt cũ thành ĐSCT.
Trong các phương án trên, Chính phủ lựa chọn phương án xây dựng tuyến ĐSCT mới có tốc độ khai thác 300 km/giờ (vận tốc thiết kế 350 km/giờ). Toàn tuyến dài 1.570 km với 27 ga (25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối). Tổng diện tích đất thu hồi khoảng 4.170 ha và 9.480 hộ cần tái định cư. Tổng mức đầu tư của dự án ước trên 55,8 tỉ USD, do Tổng Công ty Đường sắt VN làm chủ đầu tư.
Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn I, đến 2020 đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang – TPHCM. Giai đoạn II, đến 2030 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng và hoàn thành toàn tuyến vào 2035.
Đường sắt tốc độ cao đã trở thành phương tiện vận tải phổ biến ở nhiều nước phát triển. Ảnh: Tư liệu
Tán đồng với chủ trương xây dựng dự án nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền nhận định tổng đầu tư cho dự án là “khổng lồ”, sử dụng diện tích đất nhiều dẫn đến việc tác động rất lớn đến các vùng miền, địa phương. Chưa kể, vốn đầu tư cho dự án đang tính là dựa vào mức giá của năm 2008.
Như vậy, nhiều khả năng, giá đền bù giải phóng mặt bằng và mọi khoản đầu tư khác sẽ tăng vào thời điểm khởi công. Ngoài ra, sắp tới, nền kinh tế cũng cần vốn lớn, nếu dành hết vốn cho giao thông có thể “quá sức”.
Trong khi đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường, yếu tố giá vé (dự kiến bằng 75% giá vé máy bay) sẽ tác động đến sự lựa chọn phương tiện vận chuyển của người dân.
Kết luận Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nhận xét hiện vốn đầu tư của các công trình thường tăng gấp rưỡi so với dự kiến ban đầu. Do vậy, vay đầu tư ĐSCT phải bảo đảm an ninh tài chính trước mắt và dài hạn. Cần phải làm rõ phương thức đầu tư và không được vượt trần giới hạn đầu tư. Nhất trí với ý kiến nhiều ĐB, ông Kiên đề nghị dự án cần nghiên cứu kỹ đến vấn đề an toàn của tuyến đường.
Người tiêu dùng phải được bảo vệ Ngoài dự án ĐSCT Hà Nội – TPHCM, cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH còn nghe và cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
|
Bình luận (0)