TPHCM mỗi ngày thải ra môi trường 180 tấn plastic, trong đó có 50 tấn túi ni lông (theo Sở Tài nguyên - Môi trường tháng 3-2009). Vì vậy, chiến lược và hành động từ cấp độ cá nhân đến tổng thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm plastic là cần thiết.
Cả cộng đồng cùng chung tay
Đối với cấp độ cá nhân, để giảm thiểu ô nhiễm do plastic gây ra, chúng ta cần tạo thói quen suy nghĩ những thứ mình muốn mua. Hạn chế sử dụng các vật dụng túi plastic trong văn phòng làm việc. Không mua túi đựng hay đựng thức ăn nhanh bằng plastic. Lựa chọn những sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường như mua thiệp chúc mừng có bao giấy thay vì bọc bằng bao ni lông.
Đặc biệt, khi đi mua sắm nên đựng bằng túi mang theo hoặc bao bì giấy tái chế, không lấy túi plastic từ những người bán hàng, từ chối sử dụng túi plastic tại quầy thu tiền của hệ thống siêu thị hay nhà bán lẻ. Luôn nhớ rằng không cắt nhỏ túi plastic và xả bừa bãi vào hệ thống cống thải của TP. Nhặt bất cứ chất thải plastic nào bạn nhìn thấy trên bãi biển hay công viên.
|
Bên cạnh đó, ở cấp độ cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư cũng cần những hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm do plastic như: Khi mua thiết bị, vật dụng, văn phòng phẩm... cần giảm thiểu những loại sản phẩm làm bằng plastic... Cấp độ quốc gia cũng cần thông qua chính sách “chất thải phi plastic”, nghiên cứu các vật liệu thay thế...
Nghiên cứu plastic phân hủy sinh học
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã và đang xem xét các chương trình quản lý chất thải rắn bao gồm giảm thiểu chất thải plastic bằng việc phát triển các vật liệu plastic phân hủy sinh học. Những nghiên cứu tập trung vào loại vật liệu này đã tìm ra một số dạng như: PHAs, polylactdes, alipahatic polyesters, polysaseharides, co-polymers.
PHB là một loại sản phẩm điển hình 100% plastic phân hủy sinh học. Đến nay, đã có nhiều loại biopolymers phân hủy sinh học mới tung ra trên thị trường.
Bên cạnh sự phát triển của công nghệ sinh học, một số quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển và đang phát triển đã ban hành luật cấm sử dụng túi plastic và các sản phẩm plastic khác ở một số khu vực. Sớm nhất là Mỹ, họ ban hành Luật Marpol (1988), cấm xả plastic vào môi trường biển.
Tiếp đến, Bangladesh (2002), Đài Loan (2003), Ấn Độ (2005), Somalia (2005) cấm sử dụng túi plastic và sản phẩm plastic không thể tái sử dụng khác ở những khu vực nhạy cảm. Nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm plastic, một số quốc gia đã tăng thuế đối với các loại sản phẩm này, trong đó có Đan Mạch (1994), Đức (2002), Ireland (2002), Thụy Sĩ (2002) và Nam Phi (2003). Trong khi một số quốc gia khác đã cộng thêm một khoản thuế nữa nếu sử dụng các sản phẩm plastic...
Tiện nhưng hại Theo TS Lê Văn Khoa, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, với các tính năng rẻ, nhẹ, bền và tiện lợi, túi ni lông rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, túi ni lông có những tác động tiêu cực lẫn những tác hại đối với môi trường như làm tắc nghẽn các đường dẫn nước thải, dòng chảy, gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh, phá hoại mỹ quan và hệ sinh thái đô thị. Khi lẫn vào đất, rác ni lông làm đất bị “ngợp thở”, cản trở quá trình sinh trưởng của cây cỏ dẫn đến xói mòn đất. Điều đáng lo ngại là ở nước ta, phần lớn rác ni lông và các loại nhựa khó phân hủy khác hiện chủ yếu được xử lý bằng cách chôn lấp. Số còn lại vương vãi khắp nơi, vừa gây mất mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường. T.L |
Bình luận (0)