Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17-11, sà lan số hiệu BV 0976 có tải trọng 800 tấn đã đâm vào dầm và trụ cầu Thị Nghè (quận 1 và quận Bình Thạnh-TPHCM) rồi kẹt bên dưới nhiều giờ liền.
Trôi... tự do
Ghi nhận của phóng viên Báo NLĐ tại hiện trường ngay khi sự cố xảy ra, chiếc sà lan dài khoảng 30 m, rộng gần 20 m, chở theo 8 thanh cừ bê tông, mỗi thanh nặng hơn 16 tấn, một phần sà lan nằm kẹt dưới gầm cầu.
Phương án bơm nước lên để nhấn chìm xà lan không thành công
sau đó phải đục thủng xà lan để nước tràn vào. Ảnh: T.TIẾN
Ông Trần Quốc Thống, điều phối viên gói thầu số 10 thuộc dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, cho biết chiếc sà lan trên dùng để chuyên chở những thanh cừ bê tông lá sen còn sót trên suốt tuyến công trình.
Sà lan được neo đậu cách cầu Thị Nghè khoảng 100 m (sau lưng Thảo Cầm Viên) đã được 4 ngày. Sau đó bị đứt neo, trôi tự do (trên sà lan không có người) và đâm vào dầm và trụ cầu.
Còn ông Nguyễn Văn Hậu, ngụ phường 19, quận Bình Thạnh, người chứng kiến sự việc, cho biết lúc sà lan va vào cầu thì nước còn thấp. Sau đó nước trên kênh càng lúc càng lên nhanh do triều cường dâng làm sà lan dập dềnh, khiến cầu rung lên bần bật.
Gần 3 giờ “giải cứu”
Cầu Thị Nghè bắc ngang kênh Thị Nghè nối quận 1 và quận Bình Thạnh-TPHCM có từ giữa thế kỷ 19. |
Lúc 16 giờ 40 phút, trong lúc những chiếc ghe đang cố sức kéo sà lan ra khỏi cầu thì dây kéo bị đứt, khiến chiếc cầu lại rung lên bần bật.
Phương án sử dụng ghe để kéo sà lan ra khỏi gầm cầu Thị Nghè không thành công, một số công nhân đã sử dụng phương án dùng máy bơm nước vào sà lan để nhấn chìm dần rồi kéo ra. Tuy nhiên, phương án này cũng không khả thi vì máy bơm quá nhỏ.
Phải đợi đến 17 giờ 30 phút, Đội Cứu hộ - Cứu nạn chuyên nghiệp thuộc Sở Cảnh sát PCCC TPHCM đưa các phương tiện chuyên dụng đến để khoan thủng sà lan cho nước tràn vào, làm sà lan chìm để kéo ra.
Do nước lớn nên việc kéo sà lan gặp rất nhiều khó khăn, nhiều lần sà lan đã được kéo ra nhưng lại trôi trở vào. Đến 19 giờ 20 phút, sà lan trên mới được “giải cứu” ra khỏi gầm cầu Thị Nghè và di chuyển về phía hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Đánh giá mức độ hư hại ban đầu, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Phượng cho biết chỉ có một dầm cầu biên bị hư nhưng không nguy hại lắm, đồng thời nhằm bảo đảm an toàn và phục vụ cho việc sửa chữa cầu, cấm tất cả xe tải và xe khách trên 9 chỗ lưu thông qua cầu Thị Nghè ngay trong tối 17-11.
Kiểm định hư hỏng trong ngày 18-11
A.Nguyệt |
Giao thông ùn ứ, hỗn độn
Tin - ảnh: T.Sương |
Bình luận (0)