Theo Bộ GTVT, trong cuộc họp mới đây, bộ đã chọn ra được phương án thu phí đối với phương tiện sử dụng đường bộ nằm trong Đề án Quỹ Bảo trì đường bộ đang được Tổng cục Đường bộ VN chủ trì soạn thảo.
Mỗi năm thu gần 6.000 tỉ đồng
Cụ thể, phí đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ sẽ được thu qua giá xăng đối với phương tiện sử dụng xăng và thu trên đầu phương tiện sử dụng dầu diesel tính theo tháng và theo chủng loại phương tiện.
Như vậy, các phương tiện sử dụng xăng sẽ phải trả thêm 1.000 đồng cho mỗi lít xăng tiêu thụ. Theo ban soạn thảo, đơn vị nhập khẩu xăng sẽ nộp khoản tiền này vào tài khoản của Quỹ Bảo trì đường bộ tại Kho bạc Nhà nước. Với lượng xăng tiêu thụ vào khoảng 2,97 tỉ lít trong năm 2009, nguồn thu này sẽ đạt ước chừng 2.971 tỉ đồng.
Sắp tới, người tiêu dùng phải trả thêm 1.000 đồng cho mỗi lít xăng. Ảnh: TẤN THẠNH
Đối với phương tiện giao thông cơ giới sử dụng dầu diesel, phí sử dụng đường sẽ thu trực tiếp trên đầu phương tiện. Dự kiến, sẽ có 5 nhóm với mức thu từ 180.000 đồng/tháng đến 1,44 triệu đồng/tháng.
Chủ phương tiện nộp phí theo tháng hoặc theo kỳ kiểm định phương tiện tại trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Dự kiến, tổng mức phí thu được của phương tiện chạy diesel trên 2.958 tỉ đồng/năm.
Nhiều ý kiến trái chiều
PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trưởng Khoa Kỹ thuật giao thông Trường Đại học Bách khoa TPHCM, cho rằng bảo trì đường bộ là việc Nhà nước phải lo, hằng năm Nhà nước đã thu tiền thuế của người dân, sao không dùng tiền này để sửa đường.
“Các con đường mới mọc lên đã có trạm thu phí giao thông, trạm này làm nhiệm vụ thu tiền hoàn vốn đầu tư cho chủ đầu tư, trong đó cũng đã dành kinh phí bảo trì đường bộ; còn các con đường cũ thì Nhà nước phải bỏ tiền ra sửa chữa cho dân đi”- ông Mai nói. Theo vị PGS-TS này, việc thu thêm tiền bảo trì đường bộ sẽ rơi vào tình trạng “phí chồng phí”.
Ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, cho rằng nếu tiền thu được sử dụng đúng mục tiêu đề ra, không chạy vào “túi riêng” thì hiệp hội hoàn toàn ủng hộ.
Theo ông Dinh, hằng năm thu được bao nhiêu, sử dụng như thế nào cần phải minh bạch, chứ mập mờ như phí giao thông trước kia thì chỉ làm người dân thêm ngán ngẩm.
TS Khuất Việt Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, cũng ủng hộ chuyện thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng. Theo ông Hùng, không quốc gia nào trên thế giới bao cấp việc bảo trì đường bộ cho người dân.
Các nước châu Âu cũng đã thu phí giao thông qua giá xăng từ rất lâu. Đây là một phương thức phổ biến và dễ làm nhưng phải cân nhắc về loại phương tiện, nhất là đường sắt, đường thủy và đường biển.
Cần làm rõ 4 điểm TS Khuất Việt Hùng cho rằng khi ban hành loại phí này, Tổng cục Đường bộ VN cần phải làm rõ 4 điểm.
- Thứ tư, phải đánh giá tác động của nguồn thu này đối với vấn đề lạm phát. |
Bình luận (0)