xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu phí đường bộ qua phương tiện?

Thế Kha thực hiện

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết tổng cục đang kiến nghị thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ

. Phóng viên: Theo dự thảo đề án Quỹ Bảo trì đường bộ vừa được Tổng cục Đường bộ VN hoàn thiện gửi Bộ GTVT, việc thu phí đường bộ sẽ có gì khác so với cách thu hiện hành?

 
img
- Ông Nguyễn Văn Quyền:
Trong năm 2010, Tổng cục Đường bộ VN đã nghiên cứu và trình Bộ GTVT nhiều lần dự thảo và đến cuối năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo hoàn thiện đề án.
 
Từ đó, Tổng cục Đường bộ hoàn thiện dự thảo theo hướng sẽ thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ đối với ô tô và mô tô. Đối với ô tô, sẽ tính mức thu với từng loại xe và thu theo chu kỳ 1, 3 hoặc 6 tháng, tùy theo loại phương tiện.
 
Mô tô thì sẽ thu theo hằng năm thông qua công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với cơ quan bảo hiểm để thu phí bảo trì đường bộ cùng với việc bán bảo hiểm cho mô tô và xe máy.
 
. Vậy hệ thống trạm thu phí hiện có sẽ được xử lý thế nào, thưa ông?
 
- Đối với các trạm thu phí đường bộ do nhà đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) để hoàn vốn, họ vừa thu phí, vừa hoàn vốn đầu tư vừa bảo trì công trình thì vẫn tồn tại vì Quỹ Bảo trì đường bộ không cấp kinh phí bảo trì cho các công trình BOT.
 
Các trạm thu phí vừa qua đã đấu thầu quyền thu phí (có 5 trạm- PV) trong thời hạn 5 năm sẽ tiếp tục thực hiện hết thời hạn này theo hợp đồng.
 
Riêng các trạm thu phí đang thu để nộp vào ngân sách Nhà nước rồi cấp lại cho công tác bảo trì đường bộ, tổng cục sẽ kiến nghị để sắp xếp, chuyển đổi theo lộ trình khoảng 1 năm rưỡi đến 3 năm.  
 
img
Theo dự kiến, mỗi xe máy sẽ phải đóng 80.000 đồng/năm để bảo trì đường bộ. Ảnh: TẤN THẠNH

. Nếu thu phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện mà vẫn duy trì trạm BOT thu phí thì sẽ khó bảo đảm quyền lợi cho người nộp phí?
 
- Hiện nay, có khoảng 15-16 trạm thu phí các công trình BOT. Trong phương án đầu tư, họ vừa thu phí, vừa hoàn vốn đầu tư, vừa phục vụ sửa chữa các công trình BOT.
 
Các công trình này được đầu tư, xây dựng theo tiêu chuẩn cao, nhà đầu tư phải hoàn vốn trong thời gian dài nên thu phí để hoàn vốn là cần thiết. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy song song với thu phí theo đầu phương tiện hoặc qua xăng, dầu thì họ vẫn thu phí ở các công trình BOT để nhà đầu tư thu hồi vốn.
 
. Nhưng thưa ông, hiện nay vẫn tồn tại nhà đầu tư BOT vừa thu phí trên tuyến đường tránh qua các khu đô thị, TP lớn mới xây dựng nhưng lại thu cả tuyến cũ?
 
- Hiện nay, vẫn còn một số trạm thu phí không đặt trên công trình BOT. Chúng tôi đang nghiên cứu phương án để sắp xếp lại, bảo đảm hợp lý cho những người sử dụng đường bộ.
 

Lập thêm trạm thu phí tại ngã ba Vũng Tàu

 
Sở GTVT TPHCM vừa đề xuất UBND TP chọn phương án đặt trạm thu phí gần ngã ba Vũng Tàu (TP Biên Hòa) để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh TP Biên Hòa theo hình thức BOT của Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1). Theo đó, trạm thu phí sẽ có 4 cổng trạm với 17 làn thu phí, được đặt ở phường An Bình và phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa), trước khi lên cầu Đồng Nai mới.
 
 Dự kiến, thời điểm bắt đầu thu phí là tháng 1-2013, kéo dài trong vòng 18 năm 2 tháng, so với thời gian thu phí trong hợp đồng BOT đã giảm 11 năm 9 tháng.
 
Theo Sở GTVT, trạm thu phí được đặt tại vị trí trên sẽ bảo đảm giao thông vì ngã ba Tân Vạn và ngã ba Vũng Tàu đều là nút giao khác mức.
 
Tuy nhiên, vị trí trạm thu phí được đề xuất không bảo đảm khoảng cách 70 km theo quy định, chỉ cách trạm thu phí An Sương – An Lạc 43 km và cách trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa 30 km.

A.Nguyệt

Tránh phí chồng phí

 
Theo dự thảo đề án Quỹ Bảo trì đường bộ vừa được Tổng cục Đường bộ VN hoàn thiện gửi Bộ GTVT, phương án thu qua giá xăng, dầu diesel mặc dù đang được nhiều nước áp dụng, việc thu đơn giản, chi phí tổ chức thấp và bao quát được nguồn thu nhưng đang bộc lộ không ít bất cập.
 
Đó là việc ngân sách hoàn tiền cho ngành, lĩnh vực khác rất khó thực hiện, không bảo đảm công bằng, nhất là đối với ngành, lĩnh vực dùng xăng, dầu nhưng không sử dụng giao thông đường bộ.
 
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ VN cho rằng hiện nay, đã có một số loại thuế, phí đánh vào giá xăng dẫn đến giá cơ sở cao, có lúc cao hơn giá bán.
 
Theo Tổng cục Đường bộ VN, nếu mức thu dự kiến của xe máy là 80.000 đồng/năm, 100.000 đồng đối với mô tô loại 1, 120.000 đồng đối với mô tô loại 2, 150.000 đồng đối với mô tô loại 3 thì với số lượng xe máy, mô tô hiện có đến cuối tháng 11-2010, số phí bảo trì đường bộ thu được sẽ đạt khoảng 3.243 tỉ đồng/năm.
 
Theo đó, chủ các phương tiện xe máy, mô tô sẽ phải trả phí bảo trì đường bộ theo năm cùng với năm mua bảo hiểm phương tiện.
 
Về phí bảo trì đường bộ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN, cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc thu phí cho quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện là cần thiết.
 
Tuy vậy, ông Hùng cho rằng không thể để xảy ra tình trạng phí chồng phí. “Người dân đã nộp phí bảo trì đường bộ qua quỹ bảo trì thì không thể mất thêm tiền khi qua các trạm thu phí.
 
Như thế, trạm thu phí các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước phải dỡ bỏ; các trạm đã cho tư nhân đấu thầu khai thác thì Nhà nước phải bỏ tiền ra trả lại cho người trúng thầu theo số năm còn lại trong hợp đồng để bỏ” - ông Hùng nhìn nhận.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo