xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực trụ cột

ANH VŨ

Áp lực về vai trò trụ cột gia đình có thể gây ra gánh nặng tâm lý trong cuộc sống và người chồng cần chỗ dựa từ nơi vợ...

Đã mấy ngày con gái anh Nguyễn Lâm (34 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) chưa gặp mặt cha.

Những khoảng thời gian xa xỉ

Anh Lâm thường đi công tác ở tỉnh. Lý do nhiều ngày không có bữa cơm chung bên gia đình luôn được viện dẫn bằng công việc nặng nề, lịch làm việc dày đặc.

Là kỹ sư xây dựng, anh Lâm có thu nhập 50 triệu đồng/tháng. Hơn 10 năm làm việc, anh tự hào mua được một căn hộ nhỏ cho gia đình, mỗi tháng có tiền bỏ vào sổ tiết kiệm và cho con học ở một ngôi trường tốt. Song, anh thừa nhận nhiều khi thấy trống trải.

"Thậm chí cả tuần con gái không gặp được tôi bởi mỗi sáng tôi đi làm khi con chưa dậy và thường về lúc nửa đêm khi con đã ngủ say. May là vợ cảm thông nên không gây thêm áp lực, chỉ động viên tôi" - anh Lâm nói và tâm sự sẽ cố gắng thu xếp để có nhiều thời gian hơn bên gia đình.

Với người chồng đang gặp áp lực, vợ có thể “chia lửa” để cùng nhau mang lại tiếng cười trong gia đình Minh họa: KHỀU

Với người chồng đang gặp áp lực, vợ có thể “chia lửa” để cùng nhau mang lại tiếng cười trong gia đình. Minh họa: KHỀU

Cũng như anh Lâm, anh Nguyễn Tiến Công (38 tuổi; ngụ quận 8, TP HCM) chung cảnh "đầu tắt mặt tối". Cuối năm 2022, anh mở một nhà hàng ở TP Quy Nhơn. Đến nay, việc kinh doanh không thuận lợi và để vực dậy, anh đi về giữa Bình Định và TP HCM kín 2 ngày cuối tuần. Anh Công cũng đầu tư thêm chứng khoán nhưng mọi chuyện kém may mắn dường như tìm đến một lượt.

Nên cân bằng công việc và cuộc sống. Vợ chồng tâm sự để lắng nghe và cảm thông. Hãy cùng xây dựng, san sẻ thay vì đẩy tránh nhiệm cho một người" - chuyên viên Mai Thanh Thủy nói.

"Hôm nào về đến nhà cũng khuya, có lúc chẳng buồn thay quần áo đã ngã xuống giường vì kiệt sức. Mấy hôm sắp xếp được, tôi hứa với vợ về sớm nhưng chuyện đột xuất ập đến tận khuya khiến cô ấy buồn mất một thời gian" - anh Công kể.

Có chồng cũng ham việc, chị Thanh Ngân (35 tuổi; ngụ quận 7, TP HCM) cho hay đôi khi thấy vừa giận vừa như mất đi điều gì quý giá. Lúc mới cưới, hai vợ chồng có lúc phải chạy vạy từng bữa ăn nhưng anh quan tâm, để ý đến chị. Bây giờ dù kinh tế khá, chị lại không thấy hạnh phúc. Bữa cơm chung bên nhau cũng trở nên xa xỉ. Gần đây, sức khỏe anh kém hơn nên có những ngày ở nhà, anh nói nhờ bệnh mới cảm nhận hạnh phúc gia đình. Nghe vậy, chị vừa xót vừa… hài lòng và chia sẻ với anh ý định san sẻ nỗi lo về kinh tế để các thành viên trong nhà có thể có thời gian bên nhau nhiều hơn.

Cần cởi mở, thay đổi quan niệm

Có thể thấy áp lực trụ cột kinh tế, sự nghiệp vững chãi gây căng thẳng với các ông chồng Việt. Thống kê từ Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho thấy nam giới Việt Nam đối mặt với áp lực xã hội rất lớn khi phải tuân thủ những tiêu chuẩn nam tính. 25% nam giới được hỏi thừa nhận họ cảm thấy áp lực trong cuộc sống, trong đó hơn 80% cảm thấy bị đè nặng bởi nỗi lo tài chính. Gần 70% người được hỏi cho biết bị những thôi thúc về sự nghiệp.

Theo TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng ISDS, những người tự nghĩ mình ít đóng vai trò trụ cột thường xuyên tự giao trách nhiệm cải thiện vị trí trên. Do căng thẳng, nam giới hay thực hành những hành vi nguy cơ như hút thuốc (55% hút thường xuyên), uống rượu tới mức say xỉn (58%). Đáng lo, gần 3% nam giới đã có ý định tự sát.

Cũng theo TS Khuất Thu Hồng, hiện người vợ cũng đã chia sẻ gánh nặng kinh tế rất nhiều nên người chồng không nên ám ảnh với 4 chữ "trụ cột gia đình". Mặt khác, nam giới nên xem việc chia sẻ gánh nặng gia đình là của cả hai người và thông cảm cho nhau. Nam giới cũng cần được quan tâm, cần một chỗ dựa vững chắc nơi người vợ để giảm gánh nặng tâm lý trong cuộc sống.

Chuyên viên tâm lý Mai Thanh Thủy, Trung tâm Tham vấn tâm lý The Sight, cho rằng suy nghĩ đàn ông là trụ cột gia đình in sâu trong quan niệm người Việt. Chưa kể, niềm tự hào nam tính vô tình gây thêm áp lực, bởi thất bại đồng nghĩa với xấu hổ.

Vòng xoáy công việc dễ cuốn người chồng mất kết nối với gia đình. Theo chuyên viên tâm lý Mai Thanh Thủy, chính người đàn ông cần có cái nhìn cởi mở, thay đổi quan niệm bởi nam hay nữ ai cũng cần độc lập và có tinh thần cầu tiến. Bây giờ có những người vợ kiếm tiền rất giỏi. Với người chồng đang gặp áp lực, vợ có thể "chia lửa" để giúp chồng bớt lo lắng, bất an. Chi tiêu sao cho hợp lý để gia đình có những khoản dự phòng, chồng an tâm rằng vợ mình là một "nội tướng" chu toàn được mọi việc.

Đồng thời, vợ đừng chê trách, khó chịu những thời điểm chồng gặp khó khăn. Hãy quan niệm rằng những khó khăn là chuyện luôn có thể xảy ra và động viên nhau nhiều hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo