xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ cho Sơn Đoòng vẻ đẹp trinh nguyên

Nguyễn Văn Mỹ (Ủy viên BCH Hiệp hội Lữ hành Việt Nam)

Sơn Đoòng chỉ có thể là báu vật du lịch của Việt Nam và cả nhân loại nếu cảnh quan không bị phá vỡ và môi trường không bị xâm hại

Những ngày qua, người Việt Nam, đặc biệt là những ai quan tâm tới ngành du lịch nước nhà, rất ấm lòng trước sự kiện hãng ABC (Mỹ) làm phim và trực tiếp truyền hình về Sơn Đoòng trong quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình). Sự kiện này càng thể hiện đẳng cấp và tầm vóc của Sơn Đoòng với toàn thế giới. Gần 200 người tham gia, chi phí gần 500.000 USD, sử dụng tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, từ thô sơ đến hiện đại nhất... Những điều mà ngành du lịch Việt Nam có nằm mơ cũng không thấy.

Lo ngại tư duy quản lý

Chúng ta vui sướng, tự hào nhưng không khỏi băn khoăn, lo lắng. Không lo sao được khi đã có nhiều hệ lụy không tốt từ ngành du lịch do cơ quan quản lý lơ là, yếu kém, tư duy ăn xổi? Nhiều “thiên đường hạ giới” chúng ta từng có như Đà Lạt, Hạ Long, Phong Nha... hiện không còn vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn do bị khai thác triệt để. Đặc biệt trước đây, Sơn Đoòng từng bị lăm le đe dọa bởi dự án cáp treo (may mà dư luận lên tiếng, Chính phủ vào cuộc, dự án phải tạm dừng lại), liệu có vì sự nổi tiếng này mà dự án cáp treo lại được triển khai với lý do phục vụ nhu cầu của đông đảo du khách, hứa hẹn doanh thu khổng lồ?

Về mặt quản lý và khai thác, hiện Công ty Oxalis Adventure đang tổ chức tour khám phá Sơn Đoòng rất thành công. Cả những du khách cao cấp và khó tính như thái tử của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng hài lòng khen ngợi. Cuộc đua tổng hợp “Thử thách Tú Làn 2015” được tổ chức từ ngày 28-4 đến 1-5 vừa qua cũng là minh chứng. Việc Oxalis Adventure đảm nhận tốt dịch vụ hậu cần với những yêu cầu khắt khe của hãng ABC càng khẳng định khả năng của doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề còn lại là tư duy quản lý của lãnh đạo.

 

Những bức tượng thạch nhũ ở Sơn Đoòng khiến người xem sửng sốt. (Ảnh do Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cung cấp)
Những bức tượng thạch nhũ ở Sơn Đoòng khiến người xem sửng sốt. (Ảnh do Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cung cấp)

 

Nhân đây, cũng cần phải xem lại việc phân cấp quản lý tài nguyên du lịch hiện nay. Các di sản thế giới cần có cơ chế phù hợp hơn, đừng giao khoán cho các tỉnh bởi trình độ hạn chế mà Hạ Long và Phong Nha là điển hình.

Kinh doanh khôn ngoan và hiệu quả

Cái gì hiếm thì quý, càng hiếm càng quý và ngược lại. Sơn Đoòng chỉ có thể là báu vật du lịch khi việc khai thác được tính toán, cân nhắc kỹ, bảo đảm nghiêm ngặt các nguyên tắc bảo tồn, xem đó là ưu tiên hàng đầu.

Nếu làm cáp treo, mở cửa đại trà, Sơn Đoòng sẽ mất giá thê thảm. Cho dù bội thu về kinh doanh nhưng thất thu về uy tín, thương hiệu - những giá trị không thể mua được bằng tiền. Một khi môi trường bị xâm hại, những du khách chân chính và thế giới sẽ quay lưng. Lợi nhuận trước mắt thì chủ đầu tư và phe nhóm xí phần, còn hậu quả lâu dài thì cộng đồng lãnh đủ. Do vậy, bằng mọi giá, phải giữ cho Sơn Đoòng nét đẹp trinh nguyên thuở ban đầu. Đó là cách kinh doanh khôn ngoan và hiệu quả nhất.

Nhìn qua Malaysia, vì sao họ là quán quân du lịch ASEAN? Hang Deer được khai thác nghiêm ngặt với lượng khách nhất định và thị phần cao cấp. Ngay cả Kinabalu, được xem là núi cao nhất ASEAN, dù cảnh quan thua xa Fansipan nhưng cách kinh doanh thì trên mấy chục bậc. Mọi thứ được tổ chức chuyên nghiệp, từ việc khám sức khỏe bắt buộc, tổ chức các trạm dừng và trạm nghỉ cho đến các dịch vụ y tế, ăn ngủ. Mỗi ngày, tối đa 120 khách leo núi. Không có kiểu hứng là leo, bị tai nạn vẫn không hay biết, ngày cao điểm cả ngàn người ồ ạt xung phong như Fansipan.

Sơn Đoòng chỉ có thể là báu vật du lịch của Việt Nam và cả nhân loại nếu cảnh quan không bị phá vỡ và môi trường không bị xâm hại. Có thể tăng giá tour (quý, hiếm thì đắt là đương nhiên) và tăng thêm lượng khách khai thác nhưng trong khả năng cho phép. Là báu vật nên càng phải trân trọng, nâng niu và bảo vệ. Điều này tùy thuộc và nằm trong khả năng của chúng ta, thế giới không thể làm thay.

 

Mãi là thiên đường

Bình luận về sự kiện này, nhiều bạn đọc cho biết rất vui mừng, tự hào nhưng cũng lo lắng về việc bảo tồn và phát triển du lịch ở Sơn Đoòng. “Vui lắm nhưng hy vọng quản lý tốt để nơi đây mãi là thiên đường. Sợ nhất là sau 5, 10 năm nữa, nó chỉ còn là rác” - bạn đọc Sơn Thịnh viết.

Bạn đọc Trần Phong cho rằng: “Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà ít có nơi nào trên thế giới sở hữu được. Quan trọng nhất là văn hóa ứng xử, thái độ tiếp đón, hạ tầng cơ sở và việc quản lý như thế nào để du khách đến rồi còn trở lại”.

Còn bạn đọc T.Vinh gửi gắm: “Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Tôi ước ao rằng đất nước mình có được sự ưu đãi của thiên nhiên, lúc đó sẽ tha hồ sáng kiến”. Mong các nhà quản lý Việt Nam sẽ giữ gìn thật kỹ “báu vật này”.

V.Thư

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo