xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

3 năm thực hiện chính quyền đô thị ở TP HCM

PHAN ANH

Nhiều chuyển biến tích cực trong bộ máy khi TP HCM thực hiện chính quyền đô thị nhưng mô hình này cần tiếp tục được hoàn thiện

TP HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện tổ chức chính quyền đô thị không thí điểm và thực hiện mô hình thành phố trong thành phố, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 131 ngày 16-11-2020 (NQ 131). Đây được xem là cơ hội lớn để TP HCM phát triển nhanh hơn, xứng tầm với tiềm năng của mình.

3 năm thực hiện chính quyền đô thị ở TP HCM - Ảnh 1.

Cán bộ, công chức TP HCM phục vụ người dân, doanh nghiệp - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Vừa qua, Thường trực HĐND TP HCM đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính quyền đô thị tại các địa phương, sở, ngành. Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Kiều Thanh Hương, sau 3 năm triển khai NQ 131, Sở Nội vụ đã tham mưu tổ chức bộ máy của UBND các cấp được xây dựng theo hướng ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thực thi công vụ phù hợp với nhiệm vụ quản lý và điều kiện đặc thù của thành phố.

Trong lĩnh vực đầu tư, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết thực hiện chính quyền đô thị, đơn vị tiếp tục bảo đảm thực hiện việc cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục như cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận hồ sơ góp vốn...

Ở góc độ địa phương, quận 1 cho hay việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giúp cho UBND quận, phường chủ động hơn trong việc ký ban hành các quyết định, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân...

Tuy nhiên, khi thực hiện chính quyền đô thị, qua giám sát cũng ghi nhận còn khó khăn, vướng mắc.

Chẳng hạn, TP HCM không tổ chức HĐND tại 16 quận và 249 phường nên gây khó khăn nhất định trong công tác điều hành ngân sách ở các địa phương. Do đó, UBND quận, phường khó chủ động trong công tác điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như không còn nguồn kết dư, chi khác, dự phòng, tăng thu ngân sách (nếu có). Ngoài ra, các quận không còn là một cấp ngân sách nên sẽ không chủ động được nguồn vốn để bố trí cho các dự án đầu tư công thuộc ngân sách quận như trước đây. Để khắc phục các khó khăn trên và thực hiện hiệu quả NQ 131, các sở đề xuất bổ sung quy định quận là một cấp ngân sách.

Một số khó khăn khác như chưa có sự đồng bộ trong hệ thống quy định tại các luật chuyên ngành ngoài Luật Tổ chức chính quyền địa phương và NQ 131 nên vẫn còn những bất cập, vướng mắc phát sinh trong tổ chức, huy động các nguồn lực về nhân sự, tài chính, đầu tư... Số lượng công chức tại TP HCM được phân bổ chưa phù hợp với vị trí việc làm, khối lượng công việc, quy mô dân số... 

Cụ thể hóa mô hình "thành phố thuộc thành phố"

Liên quan đến việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM, UBND thành phố vừa đề xuất Thành ủy kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, nhằm cụ thể hóa mô hình thành phố thuộc thành phố, áp dụng vào thực tiễn tại TP Thủ Đức. Từ đó làm cơ sở để đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương đối với mô hình thành phố thuộc thành phố.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo