xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần có lộ trình

Huỳnh Hiếu ghi

Vỉa hè phải được trả lại cho người đi bộ nhưng không thể làm gấp gáp, thiếu sự chuẩn bị. Đặc biệt, cơ quan nhà nước phải làm gương

Bạn đọc Đỗ Ngô Trần: Hài hòa lợi ích chính quyền và người dân

Nhiều đô thị lớn trên thế giới hoặc gần nhất là ở khu vực Đông Nam Á cũng có tình trạng kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè nhưng được quy hoạch, sắp xếp bài bản từng khu vực riêng biệt và tổ chức không gian cho vỉa hè một cách hài hòa để đem lại hiệu quả thiết thực, giảm kẹt xe, an toàn giao thông, thu hút khách du lịch…

Thực trạng tại các đô thị ở nước ta, “văn hóa vỉa hè” đã tồn tại từ nhiều năm, không chỉ riêng quán cóc mà còn đủ mọi hoạt động khác như hàng rong, họp chợ, xe ôm, đỗ xe, nơi tập thể dục… Vỉa hè không đơn giản chỉ dành cho người đi bộ mà còn liên quan đến nhiều thứ khác, trong đó có cuộc mưu sinh của nhiều người. Đây là nơi tụ tập gánh hàng rong, quán ăn bình dân, là nơi tới lui của người lao động nghèo. Người bán ở đây hầu hết cũng là dân nghèo, buổi tối tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho cả nhà, có người nhờ đó mà lo cho con cái ăn học.

Tuy nhiên, vỉa hè bị chiếm dụng trái phép đã tạo ra cảnh lộn xộn, nhếch nhác, mất trật tự, cản trở giao thông, đẩy người đi bộ xuống lòng đường. Khó tìm được lý do thuyết phục để phản đối chủ trương làm thông thoáng đường phố. Tuy nhiên, không thể làm gấp gáp, thiếu sự chuẩn bị mà cần phải có lộ trình và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và chính quyền.

Vỉa hè trước UBND phường Đa Kao (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM) được trưng dụng làm chỗ để xe máy. Ảnh: Hoài Thiệu
Vỉa hè trước UBND phường Đa Kao (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM) được trưng dụng làm chỗ để xe máy. Ảnh: Hoài Thiệu

Nhiều người đang bươn chải kiếm sống trên các vỉa hè, nếu ngăn cấm ngay lập tức e rằng họ không có thời gian để thích nghi trong khi chính quyền chưa tạo được việc làm, quy hoạch một nơi phù hợp để họ mưu sinh. Thời điểm này, nên sắp xếp lại cách thức kinh doanh, buôn bán có trật tự, đưa ra các giải pháp khả thi để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Chẳng hạn, chính quyền thông báo đến người dân có liên quan về chủ trương, quy định, điều cần lưu ý, thời gian hoạt động, nội quy sử dụng vỉa hè.

Kế tiếp là vận động chủ hộ, người dân cam kết không lấn chiếm vỉa hè; quy hoạch nơi cho người dân kinh doanh buôn bán trên những tuyến đường có vỉa hè đủ rộng, không cản trở giao thông. Người dân và chính quyền hợp tác với nhau tạo nên những tuyến phố chuyên cung cấp các mặt hàng nhất định, phù hợp với nhu cầu đời sống, tiến tới xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Làm như vậy, chính quyền dễ kiểm soát, quản lý trật tự cũng như an toàn thực phẩm còn người dân vẫn có nơi buôn bán.

Bạn đọc Nguyễn Hoài Thiệu: Cơ quan nhà nước phải làm gương

Muốn lấy lại vỉa hè một cách bền vững và người dân “tâm phục khẩu phục” thì chính các cơ quan nhà nước phải làm gương. Không ít cơ quan nhà nước tận dụng vỉa hè ngoài trụ sở để làm nơi để xe khách. Đơn cử vỉa hè trước trụ sở UBND phường Phạm Ngũ Lão, Đa Kao (quận 1), phường 4 (quận 10)…, tùy theo chiều rộng của vỉa hè mà nhân viên bảo vệ dựng 1 hay 2 hàng xe. Hay đường Lê Thánh Tôn (quận 1), lực lượng TNXP giữ xe ngay trên vỉa hè trước trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cùng một sân khấu kịch. Còn khách muốn đến liên hệ với Ban Quản lý công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ thì gửi xe trên vỉa hè đường Ngô Đức Kế, mặc cho người đi bộ phải luồn lách khi phải qua đây…

Vẫn biết, thực trạng chung ở nhiều cơ quan nhà nước là thiếu diện tích làm bãi giữ xe cho người dân đến liên hệ công việc nhưng nếu vì thế mà ngang nhiên chiếm vỉa hè làm chỗ để xe thì làm sao nói được những hộ dân buôn bán lấn chiếm vỉa hè để dựng xe, kê hàng hóa?

Các quận ở TP đang rầm rộ ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, được người dân đồng tình và ủng hộ. Thế nhưng trước hết, các cơ quan nhà nước phải làm gương dù đây là thách thức không nhỏ đối với những trụ sở có diện tích nhỏ. Còn nếu không làm được, TP nên cho phép người dân được sử dụng vỉa hè làm chỗ để xe cho khách đến mua bán, giao dịch; đồng thời phạt nặng đối với những hộ sử dụng sai mục đích. Sự cho phép này phải được thể hiện bằng văn bản và có chế tài rõ ràng để người dân nhận thấy luật pháp và việc thực thi luật pháp là không có ngoại lệ, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp của người dân.

Đồng Nai bắt đầu ra quân

Ngày 8-3, UBND TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã họp với 30 phường, xã trên địa bàn cùng các phòng, ban liên quan lên kế hoạch ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, cho biết mục tiêu của TP là đến cuối tháng 4-2017, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải được xử lý xong. TP chủ trương chú trọng đến công tác tuyên truyền nhưng trong trường hợp cần thiết phải làm quyết liệt, triệt để, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật.

X.Hoàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo