xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần kháng nghị giám đốc thẩm

Đại Hưng

Trong vụ án này, không thể khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” lần 2 cùng với đồng phạm khác vì mỗi vụ án chỉ được khởi tố bằng một quyết định khởi tố vụ án

Báo Người Lao Động từ ngày 11 đến 13-8 có loạt bài viết phân tích việc TAND TP HCM xét xử phúc thẩm vụ án Mai Thị Ngọc Vân (ngụ quận Tân Bình) phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Theo đó, HĐXX phúc thẩm tăng án đối với bị cáo Vân từ 9 tháng lên 4 năm tù (áp dụng khoản 2 điều 104 Bộ Luật Hình sự) là chưa thỏa đáng, khiên cưỡng, vượt quá thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Ngoài ra, HĐXX công bố quyết định khởi tố vụ án tại tòa đối với Mai Khải Hoàn (em bị cáo Vân) để điều tra về tội “Cố ý gây thương tích” thì không thuộc trường hợp khởi tố tại tòa.

Tôi hoàn toàn đồng tình với các ý kiến đó, đồng thời trao đổi thêm về thủ tục tố tụng khi xét xử phúc thẩm, có căn cứ phát hiện có đồng phạm nhưng chưa xử lý (bỏ lọt người) thì HĐXX cần hủy án để điều tra lại hay được quyền khởi tố vụ án ngay tại phiên tòa?

Theo HĐXX, tòa sơ thẩm đã nhiều lần trả hồ sơ để xem xét hành vi cố ý gây thương tích của Hoàn nhưng không được chấp nhận. Tuy nhiên, quá trình xét xử phúc thẩm, lời khai của Hoàn, bị cáo Vân và những người làm chứng cho thấy Hoàn có đánh, người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố Hoàn do đã gây ra thương tật cho mình 4%. Hành vi của Hoàn có dấu hiệu của tội “Cố ý gây thương tích” nên HĐXX đã ra quyết định khởi tố tại tòa.

Tôi cho rằng tại thời điểm xét xử phúc thẩm có kháng cáo của bị hại, HĐXX phát hiện có dấu hiệu lọt người, có vi phạm thủ tục tố tụng hình sự thì phải hủy án để điều tra lại như đề nghị của đại diện VKSND thực hành quyền công tố tại phiên tòa nhằm bảo đảm tính khách quan, không bỏ lọt người trong cùng một vụ án xét xử.

Trong vụ án này, không thể khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” lần 2 cùng với đồng phạm khác vì mỗi vụ án chỉ được khởi tố bằng một quyết định khởi tố vụ án. Việc xử lý vụ án đó kết thúc bằng quyết định, bản án có hiệu lực.

Khi vụ án “Cố ý gây thương tích” khép lại bằng bản án phúc thẩm đã có hiệu lực nhưng HĐXX lại có quyết định khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” ngay tại phiên tòa để xử lý đối tượng khác chưa bị xử trong vụ án đã xét xử, điều này vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nếu chấp nhận phán quyết phúc thẩm như vậy, rõ ràng vụ án “Cố ý gây thương tích” được khởi tố, truy tố, xét xử 2 lần. Vi phạm thủ tục tố tụng này cần phải được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo