xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Du lịch TP HCM cần chiến lược để bứt phá

HUỲNH VĂN SƠN (Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Ngôi Sao Biển Sài Gòn)

Phải trả lời được câu hỏi nhiều năm nữa, hình ảnh du lịch TP HCM sẽ thế nào? Từ đó đưa ra giải pháp, sản phẩm đột phá trên tinh thần dám nghĩ, dám làm

Nhiều năm qua, du lịch TP HCM đóng góp khoảng một nửa về quy mô, lượng khách quốc tế của cả nước. Chín tháng năm 2019, cả nước đón 12,87 triệu lượt khách quốc tế thì TP đã đón hơn 6,2 triệu lượt... Dư địa để phát triển ngành du lịch TP vẫn rất nhiều nhưng chưa bứt phá như kỳ vọng vì chưa có đường hướng, mục tiêu chiến lược.

Tầm nhìn dài hạn

Từ đầu năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với TP HCM, sau khi được trung ương xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì phải có chiến lược, phải trả lời được câu hỏi trong vòng bao nhiêu năm nữa, hình ảnh du lịch TP HCM sẽ như thế nào?

Tôi từng nghe ông Joe Lewis - tỉ phú người Anh, Chủ tịch CLB Tottenham Hotspur - chia sẻ khi ông đến Việt Nam về những dự án 100 năm, về tầm nhìn ông xác định trong nhiều năm tới, dù ở thời điểm hiện tại, ông đã 82 tuổi. Dẫn chuyện này để thấy, dù là ngành nghề nào cũng phải xác định tầm nhìn chiến lược. Với ngành du lịch thì tiềm năng, thế mạnh TP HCM đang có, chiến lược quy hoạch phát triển trong vòng 50 năm tới ra sao?

Lắng nghe người dân hiến kế: Du lịch TP HCM cần chiến lược để bứt phá - Ảnh 1.

Du khách mua sắm ở chợ đêm Bến Thành, TP HCMẢnh: HOÀNG TRIỀU

Về hướng phát triển, nên phát triển về hướng biển. Hiện những sản phẩm du lịch ở khu vực trung tâm quận 1 đã có độ nén rất cao. Để giải bài toán này, cần tạo dư địa mới, sản phẩm mới mà hướng phát triển nên tập trung về phía biển Cần Giờ và kết nối trục kinh tế phía Nam với Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương...

Lâu nay, TP HCM có khá nhiều ký kết về hợp tác phát triển du lịch với các địa phương nhưng tính thực chất không cao, không hiệu quả như kỳ vọng. Đơn cử, từ Cần Giờ kết nối bằng đường biển tới Vũng Tàu qua phà cao tốc, tàu cánh ngầm chỉ mất 25-30 phút nhưng bao năm nay không được đầu tư xứng tầm, trong khi đường bộ thì kẹt xe.

Rồi câu chuyện phát triển sản phẩm. Muốn có sản phẩm mới cần thay đổi cách làm. Một cách đơn giản là Sở Du lịch TP có thể làm việc với 24 quận - huyện, mỗi quận - huyện chọn ra 1 sản phẩm du lịch được cho là ấn tượng, đặc sắc, hấp dẫn. Ở cấp độ quận mong muốn phát triển du lịch như thế nào, Sở Du lịch TP góp ý cho quận rồi cùng kiến nghị TP triển khai. Muốn có nhiều sản phẩm thì các quận - huyện phải vào cuộc dưới sự tham mưu, góp ý của Sở Du lịch TP, từ đó mới có chất liệu cho tầm nhìn du lịch của TP trong vòng nhiều năm tới, thậm chí 30-50 năm và hình thành nên chiến lược. Một sản phẩm muốn làm nhưng chưa có cơ chế, chính sách thì cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn TP tham mưu, đưa vào chính sách, chiến lược rồi từ đó xây dựng kế hoạch, đề xuất chính sách hỗ trợ.

Lấy ví dụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng muốn làm sản phẩm du lịch mới là chợ đêm, lãnh đạo quận đã ngồi lại bàn bạc, trao đổi với lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Du lịch. Quận chỉ có ý tưởng, rồi từ vị trí, địa điểm, xác định quy hoạch, thông qua chủ trương… là nhiệm vụ của các sở - ngành, sau đó TP quyết định cho phép làm. Từ ý tưởng đến lúc triển khai đưa vào khai thác mất khoảng 3 năm, mà nếu không có sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành thì rất khó.

Có cơ chế chính sách, doanh nghiệp sẽ tham gia

Cái doanh nghiệp (DN) cần là TP HCM xác định những sản phẩm ưu tiên, có cơ chế chính sách rõ ràng thì kêu gọi, nhà đầu tư sẽ tham gia. Một ví dụ tiêu biểu, đầu năm 2019, DN làm du lịch nghe nói trong năm nay, TP sẽ phát triển các phố chuyên kinh doanh về ẩm thực - thế mạnh của TP trong thu hút du khách. Tuy nhiên đến nay, sau gần 1 năm vẫn chưa có thông tin sẽ quy hoạch các phố ẩm thực ở đâu, quận - huyện nào, kêu gọi đầu tư ra sao?...

Để tham gia làm du lịch bài bản, xây dựng và phát triển sản phẩm mới, điều DN cần là TP chỉ rõ nơi nào nhà đầu tư được tham gia, sản phẩm nào TP khuyến khích và cơ chế chính sách hỗ trợ ra sao. Như DN chúng tôi chuyên đầu tư, kinh doanh chợ đêm, ẩm thực… sẽ quan tâm phố ẩm thực, phố đi bộ, chợ đêm… nhưng 5 năm theo đuổi kế hoạch này, đến nay chưa thể có một sản phẩm chợ đêm mới nào ở TP HCM. DN "đói" thông tin, trong khi TP cần nguồn lực rất lớn từ tư nhân để xã hội hóa sản phẩm dịch vụ du lịch.

Sau cùng, du lịch muốn phát triển phải cần năng lực là hạt nhân kết nối các ngành, sở, DN, địa phương, chính quyền địa phương và người dân. Năng lực hạt nhân kết nối này chính là ngành du lịch. Nếu không kết nối được, sẽ rất khó để cùng nhau phát triển, bứt phá.

Ngân sách ít, cần cách làm phù hợp

Một trong những điểm yếu của ngành du lịch cả nước, trong đó có TP HCM, là ngân sách cho xúc tiến quảng bá thấp. Ngân sách ít nhưng nếu cách làm thông minh vẫn hiệu quả. Phải chủ động đến các thị trường quảng bá cho họ biết mình có gì. Trong khi cách làm xúc tiến quảng bá hiện nay "xuân thu nhị kỳ" chỉ tham dự các hội chợ xúc tiến du lịch ở các nước.

TP có thể thay đổi cách làm, lấy ý kiến DN để xác định thị trường hằng năm và đi theo đặt hàng đó của DN. Nhà nước và DN luôn có sự bổ sung cho nhau. DN quảng bá sản phẩm, nhà nước quảng bá điểm đến và sự kết hợp giữa 2 nguồn lực này sẽ mang lại hiệu quả hơn. Liên kết mật thiết, lâu dài mới tạo hiệu quả.

Lắng nghe người dân hiến kế: Du lịch TP HCM cần chiến lược để bứt phá - Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo