xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế (*): Giải pháp giảm kẹt xe, hết lấn chiếm vỉa hè

Tình trạng ùn tắc giao thông, lấn chiếm vỉa hè tại TP HCM đang diễn biến phức tạp. Bạn đọc đã hiến kế những giải pháp khắc phục

Bạn đọc TRẦN NGỌC THANH:

Mở dịch vụ xe đạp công cộng

TP HCM có cấu trúc đô thị nhiều ngõ hẻm, thực trạng giao thông công cộng (GTCC) chậm phát triển, metro đang được thi công, xe buýt gặp nhiều trở ngại và thiếu sức hấp dẫn… Trong khi đó, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển GTCC đáp ứng yêu cầu đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều thời gian. Trong bối cảnh như thế, một số doanh nghiệp (DN) vừa đề nghị đầu tư mở dịch vụ sử dụng xe đạp công cộng (XĐCC) ở TP HCM là tín hiệu đáng mừng và là giải pháp khả thi. DN hiểu rõ thị trường hơn ai hết, một khi đã tự bỏ vốn đầu tư hẳn sẽ thấy ở đó có nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh doanh hiệu quả, khả năng sinh lời. Ngoài ra, còn chia sẻ với chính quyền trong phát triển và kết nối GTCC, góp phần giải quyết kẹt xe.

Nhiều TP trên thế giới nhờ khuyến khích người dân đi bộ và phát triển mô hình XĐCC có kết nối với GTCC đã góp phần giải quyết kẹt xe như Paris (Pháp), London (Anh), Madrid (Tây Ban Nha), Thượng Hải (Trung Quốc) … Đó là những hệ thống XĐCC an toàn, văn minh, hiện đại.

Lắng nghe người dân hiến kế (*): Giải pháp giảm kẹt xe, hết lấn chiếm vỉa hè - Ảnh 1.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè xảy ra hầu như khắp nơi ở TP HCM nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để Ảnh: THU HỒNG

Gần nhất là Bangkok (Thái Lan) cũng đã tổ chức mô hình XĐCC kết hợp với đi bộ trong bán kính gần để thay thế xe máy. Theo đó, chính quyền lập các trạm xe đạp, phân làn riêng để thuận lợi và an toàn, đến nay có gần 365 km đường dành cho xe đạp được liên kết với hệ thống GTCC. Hành khách vào khu vực trung tâm nếu có nhu cầu thì sử dụng dịch vụ xe đạp tới những nơi cần đến, xong việc có thể trả xe đạp ở bất kỳ trạm nào. Người dân sử dụng XĐCC chỉ mua thẻ, đăng ký thông tin cá nhân để dễ kiểm soát. Nhờ vậy không chỉ góp phần giải quyết nạn kẹt xe mà còn giúp giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm môi trường, thu hút khách du lịch sử dụng xe đạp tham quan được nhiều nơi.

TP HCM là đô thị đang phát triển, ở khu vực trung tâm hiện có hàng trăm ngàn ngõ hẻm mà phương tiện công cộng (PTCC), xe buýt không thể vào được để kết nối giao thông và phủ rộng khắp mọi nơi. Mặt khác, việc mở rộng các ngõ hẻm cho PTCC và xe buýt lưu thông là điều khó thành hiện thực bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều người dân, chi phí tốn kém do phải đền bù…

Tuy nhiên, TP HCM muốn khuyến khích người dân đi bộ và phát triển mô hình XĐCC có kết nối với GTCC, phải giải quyết dứt điểm nạn chiếm dụng trái phép vỉa hè, cải tạo nâng cấp đủ rộng và bằng phẳng vỉa hè, trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát, bố trí xe chuyên dụng tẩy rửa và hút bụi để luôn sạch sẽ. Trên những tuyến đường trục có bề rộng, hoạt động xe buýt có sức chuyên chở lớn từ 50-70 người. Đường nhỏ hơn, hoạt động xe buýt chuyên chở từ 30-40 người.

Được vậy, vừa mở rộng không gian đi bộ, làm đẹp đường phố, kết nối giao thông, an toàn cho hành khách trước khi lên và sau khi xuống các PTCC phải đi bộ hoặc xe đạp đến nơi làm việc, học tập, mua sắm…

Bạn đọc ĐỖ NGÔ TRẦN:

Quy hoạch lại không gian khai thác vỉa hè

Lấn chiếm vỉa hè là câu chuyện nói nhiều năm qua nhưng không thể giải quyết dứt điểm vì liên quan đến nhiều thứ như văn hóa, kinh tế - xã hội, kết nối nhà ở với đường phố, nhu cầu kiếm sống của nhiều người…

Xây dựng văn minh đô thị, TP thông minh phải luôn đi kèm với chất lượng cuộc sống người dân, không chỉ có môi trường xanh - sạch - đẹp mà còn phải nhân văn, ở đó người nghèo vẫn sống được bằng sức lao động của mình và hưởng lợi từ sự phát triển.

Lấy ví dụ ở Thái Lan, người dân được kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè nhưng quy hoạch bài bản từng khu vực, tổ chức không gian hài hòa vừa khai thác hiệu quả vừa phục vụ du lịch. Vỉa hè ở Thái Lan không chỉ dành cho người đi bộ mà còn giúp phát triển kinh tế với các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, thưởng lãm nghệ thuật đường phố nhưng không cản trở giao thông, vẫn dành lối cho người đi bộ đã tạo ấn tượng tốt cho du khách.

TP HCM có thể nghiên cứu cách làm này, quy hoạch tổ chức không gian vỉa hè hài hòa lợi ích giữa người dân và cảnh quan đô thị, chủ nhà và người đi bộ đều hưởng lợi, du khách đến cũng thấy thú vị. Hơn nữa, không còn cảnh lực lượng chức năng rượt đuổi xe đẩy và người bán hàng rong.

TP HCM đã có quy định mới về quản lý và sử dụng vỉa hè, phải dành 1,5 m vỉa hè cho người đi bộ. Muốn quy định này được thực hiện hiệu quả trong thực tế, cần hiểu đúng về vỉa hè, đầu tiên làm cho vỉa hè thông thoáng và quy hoạch sắp xếp các hoạt động trên vỉa hè.

Nên chăng, vỉa hè ngoài 1,5 m dành cho người đi bộ, cần có quy hoạch bố trí chỗ cho người bán hàng rong, quy hoạch từng khu vực chuyên cung cấp các mặt hàng nhất định, gắn với phát triển du lịch tạo không gian công cộng thân thiện, gần gũi mang nét văn hóa truyền thống. Dĩ nhiên, kèm theo đó là những quy định cụ thể, biện pháp chế tài trong các tình huống, phạt nặng các trường hợp vi phạm sao cho đủ sức răn đe. Ngoài phạt "nóng" tại chỗ, có thể áp dụng cách phạt "nguội" thông qua hệ thống camera.

Thu phí vỉa hè không phải là ý tưởng mới, vấn đề là phải làm đồng bộ, công khai và công bằng. Những người hoạt động kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè đều phải đóng phí. Vừa hài hòa lợi ích, tăng thu ngân sách mà còn nâng cao chức năng và nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy cấp cơ sở. 

Nâng cao hiểu biết về lịch sử

Ở các trạm chờ xe buýt thường có bảng hướng dẫn thông tin các tuyến xe buýt, bên cạnh đó là những bảng quảng cáo của các thương hiệu (có nơi chỉ để trống).

Theo tôi, có thể dành khoảng không gian thay các bảng hiệu quảng cáo bằng việc giới thiệu khái quát về nhân vật, sự kiện lịch sử Việt Nam, các anh hùng dân tộc, các đại thi hào... mà trạm xe buýt đặt trên con đường đó. Ví dụ, trạm chờ xe buýt trên đường Phan Đăng Lưu có thể giới thiệu khái quát chân dung, ngày tháng năm sinh, thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng... của ông Phan Đăng Lưu. Trong lúc chờ xe, nhiều người có thể đọc để hiểu thêm về nhân vật lịch sử cũng như lịch sử của dân tộc.

Trần Văn Ru

Đơn vị đồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế (*): Giải pháp giảm kẹt xe, hết lấn chiếm vỉa hè - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo