xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gặp người bị nạn, làm sao cho đúng?

Huỳnh Hiếu

Vụ việc này gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội mấy ngày qua. Có người lên án sự vô cảm của người đi đường, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng không thể trách họ

Một thanh niên ở Bình Dương tự té ngã ra giữa đường, bất tỉnh vào đêm tối. Thời điểm đó có đến 4 người điều khiển xe máy lưu thông, cho xe đi chậm lại, nhìn sơ qua rồi bỏ đi. Không lâu sau đó, một chiếc xe khách lao tới, nạn nhân bị cán trúng, tử vong.

Không chỉ là tình người, còn là nghĩa vụ

"Cứu giúp người bị nạn không chỉ là tình người mà còn là nghĩa vụ". Nhiều ý kiến đã khẳng định như vậy. Mạng người là vô giá, mất đi rồi thì có hối hận cũng đã quá muộn. Vậy nên, cứu người quan trọng hơn rất nhiều so với việc mất thời gian và sự phiền toái, nếu có.

"Chưa kể, tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai. Hãy đặt bản thân hoặc người thân rơi vào hoàn cảnh người bị nạn, lúc đó ta mong chờ và biết ơn biết bao nếu nhận được sự giúp đỡ của người khác. Sẽ ra sao nếu những người xung quanh chỉ đứng nhìn hoặc lướt qua chỉ vì sợ vạ lây?" - bạn đọc Tuy An băn khoăn.

Ngoài ra, nhiều bạn đọc cũng cho rằng trong một số tình huống nguy hiểm như: tai nạn giao thông, đuối nước, phát bệnh…, nếu không được cứu giúp kịp thời, người gặp nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong. Theo quy định của pháp luật, nếu người có điều kiện mà không cứu giúp nạn nhân thì có thể bị pháp luật xử lý.

"Việc cứu người không chỉ là vấn đề tình nghĩa mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân. Vì vậy, người nào khi được yêu cầu hoặc có điều kiện mà không cứu người bị nạn có thể sẽ bị phạt hành chính hay thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự" - bạn đọc H.L.M viết.

Gặp người bị nạn, làm sao cho đúng? - Ảnh 1.

Hiện trường anh P.H.P (30 tuổi; ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) té ngã và bị xe khách cán chết. (Ảnh cắt từ clip)

Khó trách người đi đường

Tuy nhiên, không ít bạn đọc cho rằng việc giúp người gặp nạn có thể đem đến không ít phiền phức. Chính những điều đó dẫn đến tâm lý e ngại trong việc cứu giúp người gặp nạn.

"Hiện nay, việc giúp đỡ người bị tai nạn, nhất là tai nạn giao thông, ở khu vực vắng người, không có ai chứng kiến thường vướng mắc về mặt tâm lý, bởi ách giữa đàng lại mang vào cổ. Không phải là tất cả nhưng vẫn có những người mang lụy vào thân vì lòng nhân đạo. Hội chứng đám đông càng đẩy mạnh việc bắt "đền", vu oan, vu khống… Dù chưa nắm rõ, không trực tiếp chứng kiến nhưng họ vẫn hô hoán, hành động như ta đây là người trong cuộc, thấy rõ, biết rõ và đang giúp đỡ người gặp nạn khiến cho đám đông bị kích động. Giúp đỡ người là việc tốt, mà tự nhiên lại mang họa thành việc khổ" - bạn đọc Út phân tích.

Bạn đọc CEO kể câu chuyện của bản thân: "Một buổi tối trời mưa nhỏ, tôi đi đến ngã tư D1 và D38, thấy 4 chiếc môtô phóng nhanh qua ngã tư không đèn đường, một chiếc ngã xuống và nạn nhân nằm bất động. Tôi định đi thẳng về nhà nhưng nghĩ lại đường D38 rất nhiều xe container lưu thông nên đã dừng lại cùng người dân xung quanh đưa nạn nhân vào lề, chờ tỉnh lại để gọi cho người thân. Bỗng nhiên 4-5 chiếc môtô phóng đến và la lớn: "Đứa nào đụng em tao?". Tôi nhìn quanh, thấy chỉ còn mình vì tất cả người dân ở đó đã chạy vào nhà đóng cửa. Tôi biện hộ, giải thích thế nào họ vẫn không cho tôi đi, còn chuẩn bị động tay động chân. May thay, nạn nhân tỉnh lại và nói: "Tự em té, ảnh giúp em". Thiệt lúc đó nước mắt tôi ứa ra vì còn về được với vợ con đang chờ ở nhà".

Đúc kết lại câu chuyện tai nạn ở Bình Dương, nhiều bạn đọc nêu đừng trách người đi đường vì không phải việc tốt nào cũng được hiểu, đã có quá nhiều phiền phức, hệ lụy tương tự xảy ra. Có khi người nhà tưởng người giúp là người gây ra tai nạn rồi hành hung; công an giữ lại làm chứng, mời lên làm việc nhiều lần; bệnh viện bắt đóng tiền; còn có trường hợp dàn cảnh cướp. "Rất nhiều sự phiền phức. Vậy nên, giải pháp tốt nhất vẫn là gắn camera giám sát giao thông, lực lượng chức năng tăng cường tuần tra giao thông, tuần tra khu vực" - bạn đọc Vân Trang nêu ý kiến.

Nên luật hóa

Rất nhiều bạn đọc chọn giải pháp nếu giúp nạn nhân thì nên gọi công an hay cứu thương, tuyệt đối không động vào nạn nhân hay thay đổi hiện trường.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyen Sa đề nghị: "Nên có quy định cụ thể tránh phiền phức cho người giúp đỡ nạn nhân. Ví dụ khi vô bệnh viện, chỉ cần cung cấp tên tuổi, địa chỉ, CMND, số điện thoại của người đưa nạn nhân vào rồi để họ được về. Sau đó có cần điều tra gì thì công an phải tới tận nơi họ làm việc hay cư trú để lấy lời chứng, chứ không mời lên mời xuống như hiện nay". Đồng tình, bạn đọc Phạm Khắc Mạo viết: "Ý kiến của bạn Nguyen Sa rất hay, các cơ quan pháp luật cần ghi nhận và phải luật hóa để bảo vệ những người có tâm, thế mới mong xã hội tốt đẹp lên được".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo