xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI): Buộc bên vay trả lại tài sản

Nguyễn Bảo Nghi (TP HCM)

Cần có quy định để hạn chế việc chây ì, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản được dự thảo Bộ Luật Dân sự (BLDS) sửa đổi (gọi tắt là dự thảo) quy định từ điều 486 đến điều 493 với các điều khoản: Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận; bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý...

Chây ì không trả nợ

Thực tế, tình trạng vay rồi không trả hoặc vay nhiều tiền nhưng trả nhỏ giọt, thậm chí tuyên bố không có khả năng trả nợ, khá phổ biến. Bên vay đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong việc áp dụng chế tài xử lý quan hệ dân sự trong việc trả nợ để “xù”.

Nhiều trường hợp bên vay sau thời gian tuyên bố phá sản thì nhởn nhơ ở nhà lầu, đi xe hơi; còn bên cho vay bị ngân hàng xiết nợ, phải đi ở nhà thuê. Dù bên cho vay kiện ra tòa và được xử thắng kiện nhưng cuối cùng vẫn mất thời gian, công sức mà không nhận được tiền đã cho vay do không đủ cơ sở chứng minh tài sản mà người vay đang có (nhà lầu, xe hơi…) là của họ (vì đứng tên người khác chẳng hạn).

 

Một dự án chung cư ở quận 2, TP HCM bị khách hàng khiếu nại về việc chậm bàn giao căn hộ Ảnh: Trường Hoàng

Một dự án chung cư ở quận 2, TP HCM bị khách hàng khiếu nại về việc chậm bàn giao căn hộ Ảnh: Trường Hoàng

 

Ngoài ra, có trường hợp bên vay dùng số tiền này cho người thứ ba vay để lấy lãi nhưng khi bên cho vay đòi thì không trả và thách thức đi kiện. Trong khi đó, cơ quan công an cho đây là quan hệ dân sự nên không can thiệp.

Theo tôi, để hạn chế tình trạng trên, cần đưa vào BLDS sửa đổi những điều kiện ràng buộc hơn nhằm bảo đảm quyền lợi của bên cho vay, buộc bên vay phải có trách nhiệm với khoản nợ. Ví dụ, quá thời hạn trả nợ, nếu bên vay không có khả năng thì người thân của họ cùng chịu trách nhiệm với khoản vay này.

Không thực hiện đúng thỏa thuận

Thời gian qua cũng xảy ra nhiều trường hợp mua căn hộ chung cư không được chủ đầu tư bàn giao đúng thời hạn thỏa thuận, gây bức xúc cho nhiều người. Lợi dụng nhu cầu cần nhà ở của khách hàng, chủ đầu tư yêu cầu họ đóng tiền dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư, sau đó ký tiếp hợp đồng mua bán căn hộ. Sau khi lấy được tiền, chủ đầu tư dùng tiền này để đầu tư vào dự án khác, bỏ bê dự án mà khách hàng đã đóng tiền.

Không ít trường hợp khách hàng đã đóng tiền để mua căn hộ gần 10 năm mà vẫn chưa nhận được nhà. Điều khôi hài là dù bị chiếm dụng vốn nhiều năm nhưng vì mong muốn an cư, khách hàng đành phải năn nỉ, thỏa hiệp với chủ đầu tư.

Chưa hết, nhiều khách hàng đã nhận căn hộ vào ở cũng gặp rắc rối khi chủ đầu tư không giao giấy tờ sở hữu nhà cho họ mà dùng những giấy tờ này đem thế chấp ngân hàng để thực hiện dự án khác.

Từ những thực tế trên, BLDS sửa đổi cần có những điều khoản để ràng buộc chủ đầu tư, buộc họ phải có trách nhiệm với khách hàng, như: quy định phạt tiền gấp 2 lần giá mua căn hộ hoặc cơ quan chức năng rút giấy phép hoạt động của chủ đầu tư nếu chậm giao nhà. Có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hợp đồng mua bán.

 

Đại diện theo ủy quyền

Điều 139 BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.

Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, không ít thẩm phán viện dẫn điều luật này để từ chối thẩm quyền đại diện của tổ chức hành nghề luật sư cho khách hàng vì cho rằng người đại diện chỉ có thể là cá nhân.

Điều 153 dự thảo đã giải quyết được nhiều vướng mắc của BLDS 2005 về đại diện theo ủy quyền trong thực tế khi quy định: Đại diện là việc một cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định rõ một pháp nhân sẽ thực hiện công việc ủy quyền như thế nào, đặc biệt là vấn đề ủy quyền lại. Ngoài ra, cần bổ sung điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện là pháp nhân để tránh việc áp dụng pháp luật tùy tiện của cả người đại diện, người được đại diện, bên thứ ba và các cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Ngân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo