xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kết nối bạn đọc với nghị trường

Văn Duẩn

Được tham gia tác nghiệp tại các kỳ họp Quốc hội là niềm vinh dự của bất kỳ phóng viên nào. Dù vậy, kèm theo đó là những áp lực rất lớn về thông tin thời sự chính diện, lẫn bên lề diễn ra ở nghị trường

Theo thông lệ, hằng năm, cứ vào gần cuối tháng 5 và gần cuối tháng 10, những phóng viên của các cơ quan báo chí, chuyên trách đưa tin về kỳ họp Quốc hội (mà các đồng nghiệp hay gọi là phóng viên nghị trường) lại tề tựu về Tòa nhà Quốc hội để đưa tin kỳ họp kéo dài trên dưới một tháng. Để đáp ứng những yêu cầu, kỳ vọng về thông tin của bạn đọc tại mỗi kỳ họp, quả thực là thử thách rất lớn với các phóng viên nghị trường.

Nhọc nhằn "phỏng vấn hành lang"

Đại biểu Quốc hội có thể là những người làm doanh nghiệp tư nhân, công chức bình thường cho đến lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, nhiều bộ trưởng, thứ trưởng các bộ - ngành; lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, địa phương…

Tôi trở thành phóng viên nghị trường từ nửa cuối Quốc hội khóa XIII đến nay. Một ngày làm việc của phóng viên thường bắt đầu từ 7 giờ 30 phút có mặt tại Trung tâm Báo chí dưới hầm B1 Tòa nhà Quốc hội để "săn" thẻ sự kiện. Đây là "lệnh bài" cho phép phóng viên được lên tầng 3 - hành lang Hội trường Diên Hồng, đợi đại biểu nghỉ giải lao (mỗi buổi làm việc nghỉ 20 phút) để phỏng vấn.

Kết nối bạn đọc với nghị trường - Ảnh 1.

Phóng viên Văn Duẩn phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bên hành lang Quốc hội Ảnh: THẾ DŨNG

Tuy nhiên, số lượng phóng viên của các cơ quan báo chí đăng ký đưa tin mỗi kỳ họp rất đông trong khi thẻ sự kiện thì có hạn. Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội chỉ cấp mỗi buổi 30 thẻ sự kiện, trong đó có 5 thẻ ưu tiên cho 5 phóng viên đến sớm lúc 7 giờ 30 phút. 25 người còn lại đã có tên trong danh sách phóng viên nhận thẻ dán từ chiều hôm trước thì có thể đến muộn hơn một chút. Thế nhưng, dù có tên trong danh sách nhưng nếu phóng viên báo đó đến sau 8 giờ 30 phút hoặc 14 giờ 30 phút, chỉ chậm 1 phút, thì thẻ sự kiện sẽ dành cho những ai đang ngồi chờ sẵn. Không có thẻ sự kiện coi như hết cơ hội lên hành lang để tìm đại biểu phỏng vấn và những đề tài đã lên kế hoạch trong ngày có nguy cơ bị phá sản rất cao.

Phản ánh được ghi nhận

Phóng viên nghị trường, ngoài phản ánh nội dung kỳ họp, còn phải đem những nguyện vọng của cử tri, của bạn đọc đến nghị trường. Còn nhớ, tại kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, sau khi Chính phủ trình Bộ Luật Lao động (sửa đổi) ra Quốc hội - đây là một bộ luật có rất nhiều điều khoản liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Với trách nhiệm là tiếng nói của LĐLĐ TP HCM, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã có những chỉ đạo rất sát để nhóm phóng viên nghị trường của Báo Người Lao Động cũng như các phóng viên của Ban Công đoàn đeo bám phỏng vấn, ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội, những cán bộ Công đoàn, công nhân, các chuyên gia lao động để phản biện qua hàng trăm bài báo về những quy định chưa hợp lý, gây bất lợi cho người lao động quy định trong dự thảo, như: tăng tuổi nghỉ hưu, tăng giờ làm thêm… Và những bài báo phỏng vấn ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong bài "Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi: Phải mang hơi thở cuộc sống"; ghi nhận ý kiến của ĐBQH Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương; ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, trong bài: "Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày"; hay "Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân: Tăng giờ làm chỉ làm giảm năng suất lao động"; "Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm rơi nước mắt trên nghị trường khi nói về công nhân"; "Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy: Không đồng ý đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu"… Cùng với những cơ quan báo chí khác, những bài viết của Báo Người Lao Động phản ánh tâm tư, nguyện vọng của những cán bộ công đoàn, những công nhân lao động trực tiếp, cũng như ý kiến phản biện, góp ý đúng đắn của các đại biểu Quốc hội… đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý trước khi bộ luật được các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua.

Nỗ lực hết mình và đeo bám đến cùng

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã phải chia làm 2 đợt, trong đó đợt một kéo dài 9 ngày được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến. Đây là lần đầu tiên trong hơn 70 năm lịch sử Quốc hội Việt Nam, Quốc hội tiến hành họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Tòa nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do Quốc hội họp trực tuyến nên các phóng viên nghị trường gặp rất nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Thay vì lên hành lang để phỏng vấn đại biểu trong mỗi buổi giải lao như thường lệ, các phóng viên nghị trường lại phải "câu" điện thoại để phỏng vấn đại biểu. Mà phỏng vấn qua điện thoại thì không hề dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ hay mới được cử đi đưa tin họp Quốc hội. Do đó, việc "bể" đề tài diễn ra thường xuyên vì không phỏng vấn được đại biểu.

Công việc của các phóng viên nghị trường có rất nhiều áp lực. Bên cạnh phải tường thuật nhanh, chính xác, thể hiện hấp dẫn thông tin chính diện thì phải biết khai thác những đề tài mang nét riêng để phục vụ đối tượng của báo cũng như sự mong đợi của cử tri. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, cách duy nhất của phóng viên nghị trường là phải luôn nỗ lực hết mình và đeo bám đến cùng. 

Vắt óc để hoàn thành nhiệm vụ

Với nhiều phóng viên mới được tham gia 1 đến 2 kỳ họp, điều khó khăn nhất là "nhớ mặt, nhớ tên" đại biểu để tìm phỏng vấn. Quốc hội có gần 500 đại biểu, mỗi khi giải lao, đại biểu ăn nhẹ, uống nước ở trong phòng riêng mà phóng viên không được phép vào.

Vì vậy, làm sao có được thông tin bên lề là điều mà các phóng viên luôn phải vắt óc suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Một trong những "chiêu" hay dùng nhất là phải đeo bám "như đỉa" để có cơ hội phỏng vấn các tư lệnh ngành về những vấn đề cử tri, bạn đọc đang quan tâm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo