xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Làm báo cùng Báo Người Lao Động": Chuyện lì xì cho con trẻ

Bài và ảnh: Hà Tiên

(NLĐ) - Có lẽ vì cuộc sống bộn bề lo toan mà cha mẹ quên cách dạy dỗ con cái từ những điều bình dị nhất, như chuyện nhận lì xì ngày Tết...

Cứ Tết đến, lại thấy màu đỏ rực của những chiếc phong bao lì xì năm mới xuất hiện mọi ngõ, mọi nhà.

Làm báo cùng Báo Người Lao Động: Chuyện lì xì cho con trẻ - Ảnh 1.

Nhiều người thích đi lựa chọn phong bao đẹp nhất bên cạnh việc mua sắm đồ trang trí ngày Tết

Người lớn có thói quen lựa chọn những cái phong bao đẹp nhất, cho vào đó những tờ tiền mới tinh. Có người chực chờ tại ngân hàng, mướt mồ hôi nhờ bạn bè đổi hộ, thậm chí đi tới các điểm dịch vụ "cắt cổ" để đổi cho được tiền mới. Những xấp tiền mệnh giá 1.000 đồng đến 50.000 đồng mới cáu, còn nguyên sê ri, thơm mùi giấy in được mang về nhà, cho vào từng phong bao lì xì, để đến Tết trao phát lộc, tận tay cho con trẻ kèm lời chúc mau lớn khôn, học giỏi, hiếu hảo với ông bà, cha mẹ. Trẻ nhận được lì xì lễ phép khoanh tay cảm ơn, chúc lại rồi cất giữ phong bao, đến hết Tết mới mở lấy lộc.

Ấy là chuyện đã xưa rồi. Còn bây giờ, khi trao tặng phong bao lì xì, nhiều em vội vàng xé toang, xem bên trong có bao nhiêu tiền. Có trẻ lấy tiền nhét ngay vào túi, xác phong bao quẳng dưới chân. Người lớn giật mình, đứng như trời trồng vì ngạc nhiên. Họ quay hướng nhìn đi nơi khác để cha mẹ con trẻ khỏi lúng túng, xấu hổ.

 Có rất nhiều đứa trẻ sinh trưởng trong một gia đình văn hóa, cha mẹ đều là trí thức, song có lẽ vì cuộc sống bộn bề lo toan mà họ quên cách dạy dỗ con từ những điều bình dị nhất.

Thoáng nghĩ trong một số chuyến đi từ thiện đến các vùng sâu, vùng xa, có những phận người co ro trong giá lạnh, chiếc áo phong phanh bên ngoài không đủ ấm, đôi tay run run khi nhận phong bao lì xì năm mới của các mạnh thường quân với đôi mắt biết ơn. Song, cũng có những người lớn cuống quít nhận phong bao, rồi lại xé toạc xem bên trong có gì. Văn hóa ấy có khi nào ảnh hưởng đến một vài đứa trẻ hay không?

Nhiều đứa trẻ ngày trước, sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, tiếp đến là thời bao cấp thấm đẫm nhọc nhằn, thiếu thốn, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, ngày Tết đến reo hò sung sướng khi được người lớn lì xì. Chúng cảm ơn người lớn rối rít rồi cẩn thận đặt phong bì vào túi áo, túi quần, thậm chí là giỏ xách tí hon mang theo người. Từng ánh mắt, nụ cười chực tràn trên khuôn mặt. Đôi khi bên trong phong bao chỉ có vài ngàn đồng nhưng đó là tấm lòng dạt dào của người lớn. Về đến nhà, chúng cẩn thận đặt ngay ngắn từng phong bao lại với nhau. 

Sau Tết, chúng lại khui ra rồi sắp xếp ngay ngắn những đồng tiền mới lại, thậm chí là ghi sổ ai cho bao nhiêu, tất thảy đưa cho má để mua thêm sách vở, bút mực. Nụ cười của chúng đi cả vào những giấc mơ đẹp. Những giấc mơ con trẻ trong trẻo, sáng ngần rồi theo chúng trong cả cuộc đời sau này. Đứa nào chỉ cần muốn mở phong bì lì xì ra xem trước mặt khách thì cha mẹ chúng về nhà sẽ bắt quỳ, úp mặt vào tường, thậm chí là bắt ngậm ngang miệng chiếc đũa tre để con trẻ không khóc mà biết tự sám hối vì hành động vừa qua. Sự dạy dỗ chuẩn mực (dù ai cũng thương con) đó đã làm chúng lớn khôn từng ngày từ những việc bình thường nhất.

Làm báo cùng Báo Người Lao Động: Chuyện lì xì cho con trẻ - Ảnh 2.

Phong bao lì xì bán dọc đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM

Người lớn là tấm gương phản chiếu rõ rệt nhất trong hành động và ý thức của con trẻ. Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan. Giữa nền kinh tế thị trường này, dù cuộc sống bộn bề lo toanc, các bậc cha cũng mẹ nên dành ít thời gian để ý, chấn chỉnh những hành động xé phong bao lì xì năm mới của con trẻ. Đó là văn hóa không chỉ của một đứa trẻ mà nó còn đánh giá cả sự dạy dỗ, văn minh của một gia đình. Ý thức của một con người bắt đầu từ những sự việc đơn giản mà nếu không uốn nắn kịp thời thì sẽ không tốt về sau.

Trong những ngày rộn ràng sắc xuân, các bậc cha mẹ nên đừng xem việc này là chuyện nhỏ nhé!.

Nhằm làm phong phú thêm nội dung, tạo sự tương tác cao hơn với bạn đọc, Báo Người Lao Động tổ chức 2 cuộc thi trên Báo Người Lao Động điện tử (NLĐO) dịp Tết Tân Sửu 2021.

Cuộc thi "Nhà mình ngày Tết" và "Làm báo cùng Báo Người Lao Động "bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày 1-2 (20 tháng chạp) đến 21-2 (mùng 10 tháng giêng).

Bạn đọc có thể xem thể lệ, giải thưởng về 2 cuộc thi này tại đây .

Lưu ý: do tin bài dự thi của bạn đọc có đính kèm video hoặc hình ảnh có dung lượng khá lớn, nên cần phải giảm dung lượng hình ảnh xuống để gửi hoặc bạn đọc có thể tải lên Google Drive hoặc OneDirve rồi gửi mail chúng tôi link download video, hình ảnh dung lượng lớn đó. Nếu gặp trục trặc trong việc gửi tin bài dự thi xin vui lòng liên hệ qua email: xuanonline@nld.com.vn

Làm báo cùng Báo Người Lao Động: Chuyện lì xì cho con trẻ - Ảnh 4.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo