xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững kinh tế số

Chung Thanh Huy

Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, tạo cơ hội kinh doanh mới và là giải pháp giúp phục hồi nhanh về tăng trưởng kinh tế

TP HCM được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số: hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; xu hướng số hóa xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế; việc sử dụng công nghệ dần đi vào nếp sống, nếp sinh hoạt và làm việc của người dân.

Tiềm năng và thách thức

Trên địa bàn TP HCM, hạ tầng cáp quang internet băng thông rộng đã đến 100% xã; hạ tầng di động 3G, 4G được phủ khắp. TP HCM cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm hạ tầng và dịch vụ 5G.

TP HCM cũng đồng thời có nhiều hoạt động, chương trình tôn vinh các sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu, thông qua các chương trình bình chọn sản phẩm tiêu biểu, chủ lực; có giải thưởng công nghệ thông tin - truyền thông, giải thưởng đổi mới sáng tạo; ngày hội công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; tuần lễ đổi mới sáng tạo...

Nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, hệ thống còn cung cấp công cụ theo dõi về tiến trình, nhật ký hồ sơ, ghi nhận tất cả nội dung trao đổi, giao dịch điện tử...

Đến cuối năm 2022, hệ thống bảo đảm thiết lập 100% thủ tục hành chính để cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cung cấp 452 dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, Cổng thông tin 1022 tiếp tục phát huy vai trò là kênh tương tác đa phương tiện, thống nhất tiếp nhận, xử lý mọi ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

TP HCM hiện có khoảng 7.000 doanh nghiệp thông tin - truyền thông. Tỉ trọng đóng góp của lĩnh vực kinh tế số trong GRDP của TP HCM năm 2021 ước khoảng 15,38%. Năm 2021, lần đầu tiên TP HCM đánh giá được đóng góp của kinh tế số trong GRDP trên địa bàn ở góc độ nghiên cứu khoa học (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Năm 2022, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66%...

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững kinh tế số - Ảnh 1.

TP HCM được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, TP HCM đang đứng trước những thách thức rất lớn để phát triển kinh tế số. Đó là việc nhận thức về kinh tế số ở nhiều nơi còn chưa đồng bộ, thống nhất; công cụ đo lường chỉ số phát triển kinh tế số chưa đầy đủ...

Về phương diện công nghệ, kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vẫn còn thấp. 

Không ít người dân và doanh nghiệp đang nhìn nhận kinh tế số rất đơn giản, gồm "4 không": không giấy tờ (định danh điện tử, hóa đơn điện tử, trình ký điện tử); không tiền mặt; không tiếp xúc (họp, học trực tuyến, thiết bị tự động hóa...) và không phụ thuộc (nơi chốn, thiết bị, thời gian).

Hướng phát triển tất yếu

TP HCM đi đầu về công nghệ thông tin của cả nước, là nơi ứng dụng các công nghệ mới hiệu quả, đồng thời là kho dữ liệu tốt nhất trên cả nước. TP HCM hiện sở hữu nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào, tương quan với nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Chuyển đổi số thành công, TP HCM không chỉ là nơi tốt nhất để sống, để làm việc trên nền tảng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số mà còn có tiềm năng trở thành viên ngọc xanh lấp lánh những công nghệ mới nhất như AI, IoT, Metaverse...

Nghị quyết 98 của Quốc hội đã xây dựng bản đồ chính sách về phát triển kinh tế số. Việc cần làm tiếp theo là TP HCM xây dựng chính sách về phát triển kinh tế số theo từng giai đoạn, như: giai đoạn thúc đầy phát triển cần khuyến khích phát triển; giai đoạn tiêu chuẩn hóa; giai đoạn nâng cao hiệu quả, quản lý giám sát, quản lý số...

Muốn tăng trưởng kinh tế số nhanh và cao hơn, cần các thành tố chủ yếu: Không gian mới là kinh tế số; lực lượng sản xuất mới là công nghệ số; nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số; yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số; động lực mới là đổi mới sáng tạo số.

Về phương diện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, TP HCM cần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đặt hàng các cơ sở đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số. Về phương diện công nghệ, thành phố cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số...

TP HCM cần tiên phong chọn triển khai chuyển đổi số một số khâu trong từng ngành, lĩnh vực sang online, dùng các khâu online này để tăng tốc và thúc đẩy các khâu còn lại trong các ngành công nghiệp; tiên phong ứng dụng trợ lý ảo, AI (trí tuệ nhân tạo) phát triển các khâu sản xuất; thí điểm sàn giao dịch dữ liệu, Hub (trung tâm kết nối các thiết bị trong hệ thống mạng) dữ liệu của khu vực.

Ngoài ra, TP HCM cần thí điểm đánh giá kinh tế số tới cấp thành phố và quận, huyện trực thuộc; tăng sự tương tác giữa chính quyền và người dân, giữa chính quyền và doanh nghiệp, giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất...

Những lĩnh vực TP HCM cần tập trung phát triển để tạo đột phá về kinh tế số là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, logistics, nông nghiệp, du lịch...

Việc phát triển khu đô thị sáng tạo, tương tác cao TP Thủ Đức chính là cú hích để TP HCM thực hiện kinh tế số thành công.
Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững kinh tế số - Ảnh 4.
Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển bền vững kinh tế số - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo