xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển: Một điểm rất riêng của Báo Người Lao Động

PHAN ANH thực hiện

Chương trình thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Báo Người Lao Động nói riêng, bạn đọc và nhân dân nói chung, trong việc đồng hành, hỗ trợ ngư dân bám biển; chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Sáng 6-6, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Phó Tham mưu trưởng tác chiến Hải quân, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân - đã chia sẻ về chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" do Báo Người Lao Động thực hiện.

* Phóng viên: Cái tên "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" gợi lên cho ông điều gì đặc biệt, thưa ông?


Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển: Một điểm rất riêng của Báo Người Lao Động - Ảnh 1.

Chuẩn đô đốc LÊ KẾ LÂM

- Chuẩn đô đốc LÊ KẾ LÂM: Khi ra biển mà nhìn thấy cờ Tổ quốc xuất hiện là phấn khởi, tự hào và ấm lòng lắm bởi ở đâu trên biển có cờ Tổ quốc xuất hiện là chủ quyền quốc gia ở đó. Cũng vì vậy mà mọi người như đoàn kết hơn.

Đối với người lính hải quân, hình ảnh lá cờ Tổ quốc có ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng. Chúng tôi có một điều luật như thế này: cờ Tổ quốc là biểu thị chủ quyền quốc gia, trong chiến tranh hay có sự cố gì khiến tàu bị chìm thì thuyền trưởng là người cuối cùng hạ lá cờ Tổ quốc xuống, cuốn lại và mang theo vào đất liền. Nếu có hy sinh, người thuyền trưởng ôm lá cờ, chìm theo tàu. Do đó, khi biết Báo Người Lao Động tổ chức chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", tôi thấy ý nghĩa vô cùng. Có lẽ đây cũng là điều khác biệt giữa chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" với nhiều chương trình hướng về biển đảo, hỗ trợ ngư dân bám biển mà tôi từng biết.

Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển: Một điểm rất riêng của Báo Người Lao Động - Ảnh 2.

Ông Trần Lâm Hồng, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op - đơn vị đồng hành cùng chương trình), trao cờ cho ngư dân Cà Mau (Ảnh: Hoàng Triều)

* Theo ông, chương trình cần làm gì để thu hút thêm được nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều đơn vị cùng tham gia, duy trì và phát triển chương trình dài lâu, mạnh mẽ?

- Chương trình mang một thông điệp rất đáng trân trọng. Thông qua chương trình, ngư dân sẽ có nhận thức đúng đắn, ý thức và trách nhiệm hơn vấn đề chủ quyền, biển đảo. Chương trình cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Báo Người Lao Động nói riêng, bạn đọc và nhân dân nói chung trong việc đồng hành, hỗ trợ ngư dân bám biển; chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Báo Người Lao Động cũng nên đẩy mạnh tuyên tuyền, làm sao cho ngư dân hiểu thấu và tôn trọng sự thiêng liêng của lá cờ Tổ quốc để bảo vệ. Đặc biệt, đem theo lá cờ Tổ quốc ra biển khơi thì đừng làm gì ảnh hưởng đến uy tín của lá cờ, hình ảnh của đất nước, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế đã ký kết.

Về chất liệu vải dùng để may cờ trao cho ngư dân, tôi thấy rất vừa ý. Vải phi bóng thích hợp với vùng miền nắng, nóng, gió mạnh; dễ bay nên lá cờ của chúng ta sẽ luôn phấp phới trên vùng biển xa để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Hơn nữa, đường may tỉ mỉ, chắc chắn cho thấy sự tâm huyết của Báo Người Lao Động cùng với các đơn vị thực hiện.

Để chương trình duy trì lâu dài, tạo thành phong trào lớn, Báo Người Lao Động cần kêu gọi các xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực có liên quan đến biển, người dân trong và ngoài nước cùng chung tay tham gia.

* Ngư dân đi biển phải đối mặt với hiểm nguy từ thời tiết, đến việc bị một số tàu nước ngoài "bắt nạt", cướp ngư cụ… Theo ông, ngư dân cần chuẩn bị gì để mỗi chuyến ra khơi thật an toàn, đánh bắt được nhiều thủy hải sản?

- Ngư dân phải chuyên nghiệp. Nghề đi biển là nghề mạo hiểm, nhiều rủi ro. Người làm nghề phải có lòng dũng cảm, sức khỏe, sự hiểu biết về thời tiết, con nước, môi trường, tài nguyên biển và cả luật pháp. Muốn vậy, cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm đến ngư dân nhiều hơn, trang bị cho họ kiến thức để tự tin xử lý tình huống và bám biển an toàn. Đi như thế nào để có đường đi ngắn nhất, đỡ tốn nhiên liệu? Làm sao để tránh va chạm trên biển? Khi gặp bão thì nên xử lý thế nào...?

Nếu được, Báo Người Lao Động có thể phối hợp với các đơn vị phát hành một cuốn sổ tay "Người đi biển" nhỏ, gọn thôi. Trong cuốn sổ đó có thể truyền tải một số nội dung cơ bản như: một số kiến thức cơ bản về hàng hải; xác định luồng cá; cách sử dụng phương tiện định vị tàu trên biển... Đặc biệt phải có luật biển Việt Nam và luật biển quốc tế để ngư dân tránh không vi phạm; vận dụng để đấu tranh khi cần thiết. Về phía nhà nước, những lúc biển động, ngư dân không ra khơi, có thể mở các lớp kỹ năng ngắn hạn dạy tiếng Anh cho ngư dân để khi gặp tình huống xấu có thể tự bảo vệ trước.

Cuối cùng, điều tôi và rất nhiều người tin tưởng và mong mỏi chính là chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" sẽ tồn tại lâu dài, đi đến tất cả tỉnh, thành trong cả nước để hỗ trợ hàng triệu ngư dân; đồng thời kết nối hàng chục triệu trái tim yêu nước, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Mọi đóng góp cho chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” xin gửi về: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) Chi nhánh TP HCM; số tài khoản: 0100.1000.3215.7008; đơn vị tiếp nhận: Báo Người Lao Động; nội dung: Đóng góp cho chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo