xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận thức thay đổi, nỗi ám ảnh mới tan!

Lâm Hoàng

Có thể nói, nạn bạo hành hiện nay diễn ra nhiều nơi, không phân biệt thành phần gia đình, địa phương. Thế nhưng, việc phát hiện và xử lý còn nhiều hạn chế và ít có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ), khi xảy ra BLGĐ thì gia đình, dòng tộc là nơi hòa giải đầu tiên đối với các thành viên trong gia đình, dòng tộc. Khi nào gia đình, dòng tộc không tiến hành hòa giải được thì nhờ đến tổ chức hòa giải cơ sở, chính quyền địa phương và các đoàn thể. Cũng theo luật này, chủ tịch UBND cấp xã có quyền ra quyết định cấm tiếp xúc nạn nhân trong thời hạn 3 ngày đối với người có hành vi bạo hành. Trường hợp tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bị bạo hành và người có hành vi BLGĐ, có thể quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng. Đối với những người thường xuyên có hành vi BLGĐ đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này, vẫn có hành vi BLGĐ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở giáo dục.

Luật cũng giao trách nhiệm cho MTTQ và các đoàn thể thành viên, chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan công an, tòa án, kiểm sát, hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp. Ở trung ương thì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng chống BLGĐ.

Thế nhưng thực tế, công tác phòng chống bạo hành thời gian qua chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vai trò của hội LHPN và chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng chống bạo hành còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, công tác truyền thông về phòng chống bạo hành cũng chưa kịp thời và thiếu hiệu quả.

Vì vậy, để bạo hành không còn là nỗi ám ảnh cho phụ nữ và trẻ em, ngoài trách nhiệm của từng gia đình, cần truy vấn trách nhiệm của hội LHPN, chính quyền địa phương các cấp, nhất là ở cơ sở. Cần quán triệt cho những người làm công tác phòng chống bạo hành hiểu được rằng hành động bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em là tội ác, là hành vi phạm pháp chứ không phải là chuyện "đóng cửa bảo nhau" như cách hiểu lâu nay của nhiều người.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo