xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều khả năng sẽ quản lý xe Grab như taxi

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Không còn khái niệm taxi điện tử trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô. Grab có thể bị quản lý chặt chẽ như taxi truyền thống

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện lại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô (viết tắt: Nghị định 86).

Phải gắn phù hiệu taxi

Dự thảo nghị định này đã được Bộ GTVT tiếp thu ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các hiệp hội taxi: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM; Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun); Công ty TNHH Thành Bưởi. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến đề xuất quản lý của các cơ quan có quan điểm cho rằng hoạt động của loại hình vận tải Grab, Uber cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi.

Theo Bộ GTVT, qua kết quả rà soát, tiếp thu ý kiến cho thấy có 2 luồng ý kiến chính. Ý kiến thứ nhất cho rằng hoạt động của Grab, Uber cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi, không thể gọi là loại hình "Hợp đồng điện tử" vì không có trong quy định của Luật Giao thông đường bộ. Với quan điểm này, việc quản lý xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải hành khách (VTHK) có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý như taxi (phương án này sẽ bỏ quy định taxi điện tử) và bổ sung làm rõ khái niệm về kinh doanh taxi.

Cụ thể, toàn bộ ôtô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) kinh doanh VTHK theo hợp đồng sử dụng hợp đồng vận tải điện tử (VTĐT - cước chuyến đi được tính theo phần mềm đặt xe kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày nghị định này có hiệu lực (trước 1-7-2019) thì phải quy định lộ trình thực hiện cấp đổi phù hiệu taxi và thực hiện các quy định về kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh của taxi theo quy định tại nghị định này (theo đó, ôtô có sức chứa dưới 9 chỗ không được thực hiện hợp đồng VTĐT).

Như vậy, trong trường hợp quy định này được thông qua, toàn bộ các xe đang kết nối phần mềm điện tử như Grab sẽ phải gắn phù hiệu "Xe taxi" trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định; đồng thời, phải có hộp đèn với chữ "Taxi" gắn cố định trên nóc xe.

Nhiều khả năng sẽ quản lý xe Grab như taxi - Ảnh 1.

Nếu dự thảo được thông qua, Grab sẽ phải gắn phù hiệu “Xe taxi” trên kính xe; có hộp đèn với chữ “Taxi” gắn cố định trên nóc xe

Có ngăn trở đổi mới về phương thức kinh doanh?

Với nhóm ý kiến thứ hai thì cho rằng trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, các loại hình hay cách thức kinh doanh mới xuất hiện, quản lý nhà nước vừa phải tạo lập được môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, bình đẳng vừa phải tạo điều kiện để các mô hình kinh doanh mới, các doanh nghiệp công nghệ xuất hiện và phát triển; thúc đẩy chuyển đổi loại hình kinh doanh truyền thống. Đề nghị tuyệt đối không được ngăn cản đổi mới, sáng tạo, nhất là trong phương thức kinh doanh".

Theo quan điểm này, cần có "hợp đồng VTĐT" và "taxi điện tử"; cần bỏ một số nội dung quy định nhằm tạo điều kiện cho phát triển. Ví dụ: Đề nghị bỏ việc thông báo danh sách hành khách về Sở GTVT; bỏ quy định 1 chuyến xe chỉ có 1 hợp đồng; bỏ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hợp đồng VTĐT phải có bộ phận an toàn giao thông; đề nghị cả hộ kinh doanh cũng được thực hiện hợp đồng VTĐT. Nghĩa là việc quản lý xe dưới 9 chỗ hoạt động VTHK có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý theo hợp đồng VTĐT và bổ sung quy định taxi điện tử (như quy định tại dự thảo nghị định đã trình Chính phủ tại Tờ trình 8354/TTr-BGTVT ngày 31-7-2018).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết do còn có nhiều ý kiến khác nhau nên Bộ GTVT đã tổng hợp và xây dựng dự thảo nghị định theo 2 phương án. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng GTVT đồng thuận với nhóm ý kiến thứ nhất vì hiện nay, hoạt động VTHK bằng ôtô có sức chứa dưới 9 người kinh doanh VTHK theo hợp đồng sử dụng hợp đồng VTĐT (như Grab, Uber hoặc ứng dụng tương tự) so với hoạt động của taxi có nhiều điểm tương đồng nên cần có quy định chung để quản lý như nhau nhằm bảo đảm sự công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh như nhau. 

Phải có hóa đơn

Theo dự thảo, đối với đơn vị kinh doanh VTHK bằng taxi, trường hợp sử dụng đồng hồ tính tiền phải có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; tài xế phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình. Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả (VNĐ).

Trường hợp sử dụng phần mềm, phải bảo đảm kết nối và cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả (VNĐ). Phần mềm phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trước khi thực hiện. Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách và gửi thông tin về hóa đơn điện tử về Tổng cục Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo