xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sáng tạo cùng rác!

ANH VŨ ghi

Ứng xử với rác một cách khoa học, hiệu quả chính là một trong nhiều "cánh cửa" góp phần mở ra lối sống văn minh, môi trường thân thiện, trong lành...

Diễn đàn "Chia rác từ 2 thành 3 loại: Bỡ ngỡ nhưng cần quen" đã khép lại với nhiều ý tưởng rất đáng chú ý về việc phân loại rác cũng như mức phạt cho hành vi không phân loại rác tại nguồn. Ở góc tiếp cận thú vị khác, nhiều bạn đọc tiếp tục nêu quan điểm hoặc dẫn chứng những cách ứng xử với rác khá sáng tạo, mang lại nhiều lợi ích.

TS triết học, thạc sĩ xã hội học VŨ TOẢN:

Tăng cái đẹp, dẹp cái xấu

Không chỉ Việt Nam, rác thải từ lâu đã là câu chuyện đau đầu của nhiều quốc gia. Hành vi xả rác thiếu khoa học của con người đang dần hủy hoại sự sống không chỉ cả hành tinh mà ở bất cứ đâu, nơi có bàn chân con người đặt đến.

Chúng ta có đầy đủ quy định, hành lang pháp lý để điều chỉnh hành vi trên. Tuy nhiên, trong triển khai còn thiếu quyết liệt, buông lỏng trong chỉ đạo, giám sát nên tính bền vững chưa cao. Các chương trình thu gom, phân loại rác chủ yếu vẫn là phát động phong trào, hiệu quả chưa được như mong đợi. Ngoài ra, với nhiều người, lối sống văn minh đô thị chưa thực sự thẩm thấu, còn sự vị kỷ, tùy tiện, tính gắn kết trách nhiệm và ý thức cộng đồng thấp.

Theo tôi, các giải pháp phát triển đô thị thông minh có thể hỗ trợ cho câu chuyện kiểm soát hành vi lệch chuẩn trên và muốn xây dựng văn hóa, văn minh đô thị thành công thì căn cơ vẫn phải thay đổi từ gốc. Gốc là từ giáo dục. Giáo dục để làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi cũng như đẩy lùi sự vô cảm. Gốc còn ở khía cạnh quản lý, là sự làm gương của người đứng đầu các đơn vị, cơ quan, tổ chức. Một trong những hướng tiếp cận này là cơ quan công quyền cần vào cuộc thông qua việc tạo ảnh hưởng như các KOLs (người có sức ảnh hưởng) lan tỏa các giá trị, chuẩn mực để cảm mến tình cảm của dân, để dân tin và làm theo.

Sáng tạo cùng rác! - Ảnh 1.

Từ tận dụng phế liệu, trường học ở huyện Củ Chi đã biến hành lang lớp học trở thành nơi có không gian bắt mắt Ảnh: VĂN TÁM

Nên bỏ khẩu hiệu "Khu dân cư không rác" vì có người dân sinh sống không thể không có rác, vấn đề cốt lõi cần bàn và thực hiện là tổ chức, quản lý và xử lý rác như thế nào khi tư duy về rác hiện nay chưa ổn. Chúng ta không nên đổ lỗi cho rác mà nên thấy được cái lỗi của mình khi con người đang thâm dụng tài nguyên từ tự nhiên quá mức và ý thức tổ chức, quản lý và xử lý rác còn mang nặng tính "vị kinh tế" hơn là xem trọng tính xã hội.

Tựu trung, rác không có lỗi mà lỗi nằm ở chính bản thân con người. Khi sinh sống ở đâu ắt rác theo ra ở đó, như lẽ "đương nhiên". Vấn đề nằm ở chỗ trình độ lên kế hoạch, tổ chức thế nào để tinh thần "tăng cái đẹp, dẹp cái xấu" trở nên hiện thực hơn.

Anh TRẦN VĂN TÁM (huyện Củ Chi, TP HCM):

"Một bài thơ về thiên nhiên"

Bằng các thứ tưởng bỏ đi như vỏ bánh ô-tô, ống nước vỡ, chai đựng dầu ăn…, thầy cô Trường Mầm non An Phú (xã An Phú, huyện Củ Chi, TP HCM) nghĩ ra cách biến chúng thành vật dụng có ích phục vụ cho công việc giảng dạy của mình, đồng thời tiết kiệm được tiền bạc mua sắm đồ mới. Theo đó, các thầy cô tận dụng vỏ chai, thau thủng để trồng hoa rồi treo khắp hành lang các phòng học, phòng làm việc, ngoài vườn hoa viên của nhà trường.

Dây trầu bà buông xuống rủ sà mặt đất, cây lưỡi hổ vươn mình khoe lá, nhiều loại hoa khác đung đưa khoe sắc màu… tạo cảm giác thú vị, trong trẻo, mát rượi trong lòng các thầy cô, học sinh, phụ huynh cũng như khách tới liên hệ làm việc.

Hiệu trưởng nhà trường cho hay từ ngày đầu về nhận công tác, cô đã muốn tạo nhiều mảng màu xanh thân thiện trong khuôn viên nhà trường. Nghĩ là làm, cô bàn bạc với giáo viên cùng phụ huynh về ý tưởng của mình và được mọi người hưởng ứng. Sau đó, mỗi người mỗi việc, người xin vỏ nhựa, người mua hạt giống, anh bảo vệ thì hàn ống nhựa, "tạo hình" vỏ bánh ôtô bỏ đất vào và trồng.

Kết quả, hai năm học gần đây, ngôi trường này như "một bài thơ về thiên nhiên" với nhiều mảng màu phong phú kéo dài từ trong từng phòng học, hành lang tới sân trường.

Ông NGUYỄN ĐƯỚC (quận 5, TP HCM):

Tạo mảng xanh để sửa thói tùy tiện

Nhiều tháng trước đây, đoạn vỉa hè trên đường Lê Hồng Phong, thuộc phường 2, quận 10 (cạnh Công ty CP Giày Sài Gòn) là địa điểm nhiều người xả rác bừa bãi dù tại đây biển cấm đổ rác kèm theo thông tin mức phạt rất dễ nhìn. Rác thải trong sinh hoạt hằng ngày cho đến xà bần xây dựng, chiếu, nệm, bàn ghế, tủ gỗ... đều được mang ra, người đi đường luôn ngán ngẩm mỗi khi lưu thông qua khu vực nhếch nhác, bốc mùi khó chịu này.

Nhận thấy sự ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị ấy, chính quyền địa phương cùng Công ty CP Giày Sài Gòn phối hợp cải tạo bằng việc tạo thảm cỏ, trồng cây và hoa khá đẹp. Ngoài ra, trên bức tường đứng kế bên vỉa hè được kẻ khẩu hiệu, vẽ các bức tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường, "nói không" với hành vi vứt xả rác bừa bãi… Hiện, đoạn vỉa hè đã là một nơi sạch đẹp.

Hay nơi cơ quan tôi làm việc nằm trên đường Trần Phú, quận 5, trước đây vỉa hè và con hẻm bên cạnh thường xuyên có rác bị vứt bừa bãi. Sau đó, chính quyền cùng doanh nghiệp thực hiện cách làm như trên và cũng đạt kết quả tương tự.

Có thể nói, sự phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân là một trong những chìa khóa hữu hiệu trong việc giải bài toán xả rác vô tổ chức. Hơn nữa, còn tạo thêm mảng xanh và sự thoải mái cho bất cứ ai đặt chân tới.

Một số ý kiến trong diễn đàn "Chia rác từ 2 làm 3 loại..."

Nam Châu: Chất thải rắn, hữu cơ, vô cơ gì đó... đâu phải ai cũng hiểu. Tốt nhất là phường, xã phổ biến kiểu "cầm tay chỉ việc" cụ thể hóa luôn từng loại. Món gì, đồ gì thì bỏ túi gì… càng chi tiết càng tốt.

Leelam: Xe chở rác nên chia làm 3 ngăn, mỗi ngăn để một loại. Mà muốn như vậy, sự đầu tư bước đầu là phương tiện, xa hơn là công nghệ phải được tính toán kỹ lưỡng hơn.

Về nội dung phạt hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định cao nhất là 1 triệu đồng, phần lớn bạn đọc thống nhất rằng điều này là khả thi nếu so với quy định phạt tới 20 triệu đồng như trước đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo