xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống đẹp nơi công cộng: Rèn luyện nếp sống, thắt chặt kỷ cương

PGS-TS Huỳnh Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm TP HCM)

Khi công tác giáo dục hành vi chuẩn mực ở trường học chưa triển khai đủ thì việc dùng pháp trị là cần thiết. Đó là giải pháp căn cơ, động thái quan trọng để con người hành động tích cực theo đúng định hướng

Xu hướng con người tham gia vào hoạt động công cộng ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng, cách ứng xử của họ ở những nơi này có nhiều điều cần bàn.

Thói quen hình thành từ điều kiện sống

Chỉ lấy ví dụ mỗi việc sử dụng dịch vụ hay phương tiện công cộng cũng có nhiều điều đáng trách. Điển hình như sử dụng máy tập thể dục ở công viên, rất nhiều người xem đó là công cụ của riêng mình, bất chấp nhiều người đứng chờ, họ cứ thản nhiên "ôm" lấy máy tập cho đến khi mệt thì thôi. Hay gần đây, nhiều người đến công viên, bãi biển kéo theo loa thùng, vừa uống bia vừa thỏa thích "tra tấn" tai của người khác.

Phân tích trên bình diện tâm lý văn hóa có thể thấy thói tùy tiện của người Việt ảnh hưởng khá rõ đến chuẩn hành vi và cách ứng xử. Thói quen này bắt nguồn từ chính điều kiện sống của nhiều thế hệ người Việt. Đời sống người Việt phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp mà sự đói no không hoàn toàn do ý nghĩ chủ quan và bàn tay lao động quyết định. Cho nên, thay vì tích lũy trí tuệ, người ta chỉ cần biết cách ứng xử khôn khéo với thực tiễn đó, chỉ cần giải quyết cái gì trước mắt.

Ngoài ra, bên cạnh yếu tố truyền thống thì thói tùy tiện còn do cơ chế pháp luật chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa chặt chẽ nên nó vẫn tiếp tục tồn tại. Tính cách dân tộc nào cũng có xấu, có tốt nhưng cách quản lý xã hội lỏng lẻo đã vô tình tạo điều kiện cho tính xấu ngày càng bành trướng, tính tốt bị chèn ép mất hút. Cụ thể, một số ít người lợi dụng sự lỏng lẻo của quy định, pháp luật để lách, rồi họ thu được lợi thay vì bị phạt, vậy là số đông hùa theo, hành vi xấu nhanh chóng nhân rộng. Một người không xếp hàng vẫn được bán vé trước, vào trước, số còn lại sẽ không xếp hàng nữa. 

Một số ít hay đi trễ nhưng vẫn được chờ đợi, số người đi đúng giờ sẽ rút kinh nghiệm không đúng giờ nữa, làm thành một tập thể trễ nải... Không có sự nghiêm minh, công bằng thì người ta sẽ tìm cách đạt lợi ích bằng hành vi xấu. Lâu dần lan thành thói quen xấu của cả cộng đồng. Thói tùy tiện chính là nguyên nhân gây ra những việc làm thiếu khoa học, bị phê phán (thiếu tính kỷ luật, văn hóa nơi công cộng...) và hàng loạt hành vi thiếu chuẩn xã hội như đã phân tích.

Sống đẹp nơi công cộng: Rèn luyện nếp sống, thắt chặt kỷ cương - Ảnh 1.

Thói tùy tiện của người Việt ảnh hưởng khá rõ đến chuẩn hành vi và cách ứng xử. Trong ảnh: Tiểu bậy nơi công cộng bị cấm nhưng nhiều người vẫn bất chấpẢnh: Hoàng Triều

Giáo dục còn xem nhẹ rèn đạo đức, lối sống

Đánh giá trên bình diện tác động tiêu cực nhất đó là sự giáo dục từ nhỏ và môi trường xung quanh đến với con trẻ thiếu sự nghiêm túc và thỏa đáng. Thói quen vô tư trong hành xử, lời nói, thái độ được bắt nguồn từ sự giáo dục nửa vời hoặc không dạy của cha mẹ hoặc là sự bắt chước những người xung quanh. Ngay trong phạm vi gần, một đứa bé ra đường thấy người lớn vứt rác thì nó sẽ có xu hướng bắt chước theo. Khi lớn lên, hành vi ấy đã trở thành một thói quen do bắt chước mà có nếu không có cơ hội điều chỉnh, cân bằng.

Hơn nữa, nền giáo dục Việt Nam trong một giai đoạn nhất định nào đó có phần xem nặng việc dạy chữ. Công tác rèn luyện đạo đức kém vì hầu như không có ai và môn học nào dạy một cách tỉ mỉ, chi tiết về những cách thức hành xử nơi công cộng. Hoặc có dạy nhưng không được lặp lại theo nguyên tắc xoáy trôn ốc hoặc tổ chức theo kiểu được chăng hay chớ…

Những biểu hiện chưa văn minh nơi công cộng là điều cần xem xét. Rõ ràng hành vi đã được tạo nên bởi suy nghĩ cảm tính của cá nhân, bởi sự nề nếp lỏng lẻo của gia đình, bởi những chuẩn mực xã hội không được thực thi một cách nghiêm ngặt và có "chân đế"… Lỏng lẻo, lan man, lơ mơ… nên dễ dẫn đến những sự lệch pha đáng tiếc mang màu sắc văn hóa dù không phải văn hóa của cá nhân hoàn toàn là thế…

Có thể nhấn mạnh rằng các hành vi như đã nói chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng không quá hy hữu hay đơn lẻ. Muốn thay đổi tính cách, con người cần phải đặt trong môi trường nhất định. Nếu như trong một cộng đồng, một xã hội được thắt chặt kỷ cương, pháp luật nghiêm minh, người thực thi pháp luật không nể nang bất cứ ai, tạo ra xã hội thực sự dân chủ, minh bạch thông tin thì những thói xấu sẽ khó có đất mà tồn tại. 

Ngoài ra, xã hội cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ về việc chống lại các thói quen xấu đã, đang và có xu hướng được hình thành. Bản thân mỗi phụ huynh cần là một tấm gương sáng để con cái noi theo. Nhà trường cần chú trọng khâu rèn luyện đạo đức, nếp sống, thói quen cho học sinh. Đó là món quà tuyệt vời nhất cho con trẻ chứ không thể vô tư mãi để chúng ta tụt hậu và cứ lao đao trong kiểu hành vi nửa vời văn hóa khi cuộc sống văn minh thời công nghệ đã về. 

Không ít phụ huynh lớn lên từ cuộc sống giản đơn nên việc tích lũy những chuẩn mực văn hóa công cộng, kinh nghiệm sống văn minh ở xã hội phát triển chưa nhiều để có thể thích ứng và dạy dỗ con trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo