xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ thiện là tùy tâm, xin đừng trách móc

Tâm Liên

(NLĐO)- Làm từ thiện có người làm bạc tỉ nhưng cũng có người cắc củm vài ngàn đồng để dành làm từ thiện. Những tấm lòng sẻ chia đó cần được trân trọng. Đừng so đo, xét nét để rồi cả người cho tấm lòng đi lẫn người nhận đều mất vui; mất ý nghĩa của tình tương thân tương ái

Là một người cũng hay tham gia công tác từ thiện nên tôi nghĩ ý của cô Huệ Thi là tốt nhưng hơi quá đáng. 

Người đi cứu trợ sau bão lũ hay nói đúng hơn là làm từ thiện có thể muốn đánh bóng tên tuổi nhưng cũng có nhiều người âm thầm làm. Việc đó là tùy tâm, xin đừng trách móc ai cả.

Là một người dân thành phố lâu năm và cũng không giàu có gì nhưng tôi vẫn góp chút ít khi đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Cách của tôi là không đi trực tiếp vì tôi nghĩ tiền xe tôi đi ra ngoài ấy nếu tiết kiệm cũng có thể giúp được vài người trong dân cơn khốn khó. Thế nên cách tôi chọn là gửi tiền cho người quen của mình đi trao thay. 

Trưởng đoàn cứu trợ tôi quen là người cũng hay tổ chức các đoàn đi từ thiện hàng tháng. Tuy nhiên, vị trưởng đoàn này chỉ thích làm từ thiện bằng quà. Mì gói, nước tương, nước mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn,…. Do trưởng đoàn bảo: "Trao phần quà cho họ cầm coi cho được mắt", thế nên những người tham gia cùng góp theo. Ai ít thì góp tiền vào hùn để mua quà. Ai "mạnh tay" thì cứ góp riêng số quà của mình cùng đoàn. Ai chỉ thích trao tiền tận tay cho người nghèo thì cứ việc trao riêng. Người không có tiền góp thì đi bỏ công đi phân chia quà cùng. Rồi cứ thế mà lên đường.

Rất nhiều người muốn quà phải đến tận tay người được hỗ trợ nhưng đâu phải đoàn nào cũng có điều kiện đi tiền trạm. Thế nên nhiều đoàn cứ theo hướng của con tim mở lối mà đi. Đoàn đi là khi có lúc là người trong đoàn có quen biết với một người ở địa phương, họ thấy dân mình nghèo nên liên hệ xin giúp. Lúc thì trưởng đoàn xem ti vi thấy giới thiệu hoàn cảnh nghèo khó nên muốn hỗ trợ đồng bào. Khi thì được ai đó "chỉ điểm". Của ít lòng nhiều. Đều xuất phát từ việc muốn hỗ trợ, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh còn khốn khó hơn mình. Họ quay phim, chụp ảnh nhiều khi là để về làm clip "báo cáo" lại cho những người ủng hộ tiền và quà nhưng không đi được. Có sự chứng nhận bằng hình ảnh, âm thanh lần sau sẽ dễ vận động hơn là âm thầm làm trong bóng đêm.

Từ thiện là tùy tâm, xin đừng trách móc - Ảnh 1.
Từ thiện là tùy tâm, xin đừng trách móc - Ảnh 2.

Một cụ già xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh lội nước ra nhận quà cứu trợ của Báo Người Lao Động trao sau trận lũ vào tháng 10 năm 2016

Người làm từ thiện có thể không biết nhu cầu cũng như tâm tư của người nghèo nhưng không thể phủ nhận cái mà họ trao chính là tấm lòng. Chỉ là mỗi người làm một kiểu khác nhau để thể hiện mà thôi. Thế nên bạn đừng trách móc là tại sao cho cái này không cho cái kia. Chuyện phát quà đại trà thì bạn nên trách "dân ta" hơn là trách người. Trong cảnh hoang tàn, đổ nát đó người đi trao quà từ thiện có muốn xuống tận nhà để trao quà cũng khó nên đành thông qua các cơ quan đoàn thể tại địa phương liên hệ mà thôi. Việc cào bằng, hay quà lọt vào nhà quan xã xảy ra là do các quan chức địa phương không công tâm. Lỗi này không phải của khách!

Những đề xuất về quà hỗ trợ của bạn tôi thấy có phần không khả thi và có nhiều việc là của chính quyền sở tại. Việc mua ủng đi cho đỡ lở loét chân, người dân họ dùng được mấy ngày để phải mua tặng? Để đến năm sau lũ lên lại cuốn trôi tất cả hay ngồi trên mái nhà mang ủng cho đỡ lạnh chân? Chuyện xe rửa đường, máy phát điện sao không phải là chuyện của chính quyền địa phương hay người khá giả trong làng cùng chung tay mà cần người từ xa xôi đến làm? Làm sao chở cả xe tải nước bình đến hỗ trợ. Ai sẽ là người mang vác, vận chuyển những thùng nước đó đến với người dân vùng sâu, vùng xa? Việc thuốc men để hỗ trợ cho người già, trẻ em chả phải là việc cả nước mà nhất là ngành y tế ưu tiên hỗ trợ người dân sau bão lũ sao…

Đừng nói một cách phiến diện rằng "có thật sự đùm bọc gì không hay người nhận vô tình làm bình phong cho các đoàn từ thiện có cớ giải ngân". Dân thành phố làm từ thiện có người làm bạc tỉ nhưng cũng có người cắc củm vài ngàn đồng của mình để dành làm từ thiện. Những tấm lòng sẻ chia đó cần phải được trân trọng chứ sao lại bị phê phán là không quan tâm, không biết nhu cầu thật sự của người nghèo, gặp hoạn nạn. Đừng so đo, xét nét để rồi cả người cho tấm lòng đi lẫn người nhận đều mất vui; mất ý nghĩa của tình tương thân tương ái, của hai chữ "đồng bào".

Của cho không lãng phí, người nhận thấy ấm lòng

Tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy mà mỗi khi có địa phương nào gặp thiên tai, hoạn nạn thì đồng bào cả nước lại chung tay giúp đỡ mà các đoàn xe cứu trợ chở quần áo cũ, thực phẩm rầm rộ khởi hành trong mùa bão lũ đã phần nào chứng minh nghĩa cử đó. Nhưng việc cứu trợ này có thật sự thiết thực; có cứu đúng nơi, đúng người, đúng việc hay chỉ mang tính hình thức, cho vui? Làm sao để của cho không lãng phí, người nhận thấy ấm lòng và nó thật sự giúp địa phương vượt qua cơn khốn khó? Để rộng đường dư luận, Báo Người Lao Động mở diễn đàn "CỨU TRỢ CÁCH NÀO CHO ĐÚNG?", kính mời quý độc giả tham gia.

Bài cộng tác với diễn đàn vui lòng gởi về địa chỉ email:online@nld.com.vn hoặc địa chỉ Báo Người Lao Động, số 123 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM.

NLĐO

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo