xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ quảng cáo "Mở lon Việt Nam": Khổ thân cái lon, tự dưng thành đề tài đàm tiếu của dư luận

Ý Linh

Việc chấn chỉnh quảng cáo có nội dung "Mở lon Việt Nam" của Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đang trở thành đề tài bán tán xôn xao của dư luận xã hội.

Việc "tuýt còi" quảng cáo "Mở lon Việt Nam" được cơ quan quản lý lý giải là để chấn chỉnh, hạn chế slogan tối nghĩa bị nhiều bạn đọc cho rằng không thoả đáng, thiếu thuyết phục.

Dưới góc nhìn của người tiếp nhận quảng cáo, nhiều độc giả nhận định cách bắt bẻ trên là không nên. Bạn đọc Lê Thành viết: "Slogan quảng cáo có đặc thù ngắn gọn. Nếu bắt lỗi không rõ ràng thì phải bắt nhiều lắm. Chẳng hạn "Một cảm giác rất Yomost" là cảm giác gì?". Bạn đọc Trịnh Kỳ đồng tình: "Cho dù cụm từ 'Mở lon Việt Nam" tối nghĩa thì đi kèm với nó hình ảnh những chai CocaCola đã bổ trợ đầy đủ ý nghĩa". Còn theo độc giả có tên Ong Vò Vẽ để hiểu một câu nói, người nghe phải ở trong ngữ cảnh. "Ở đây, trên áp phích, pa nô đã có hình ảnh lon Coca Cola được sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy với câu "Mở lon Việt Nam" không có gì là khó hiểu, có chăng là cấu trúc câu cú chưa hoàn chỉnh. Mà chính vì chưa hoàn chỉnh sẽ tạo sự tò mò, tìm hiểu, đó là nghệ thuật quảng cáo. Nếu muốn bắt bẻ chỉ là sự thiếu trong sáng tiếng Việt chứ chẳng dính dáng gì đến thuần phong mỹ tục".

Bạn đọc Mỹ Kim "lắc léo": "Khổ thân cái lon! Lâu nay người Việt Nam vẫn gọi cái lon là cái lon mà có ai biết đây là từ phản cảm, thiếu thẩm mỹ, thậm chí là không phù hợp thuần phong mỹ tục đâu cơ chứ".

Nhiều bạn đọc cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước những lý giải nguyên nhân "tuýt còi" đối với quảng cáo "Mở lon Việt Nam" của cơ quan quản lý. Bởi theo bạn đọc, "lon" là lon, người Việt ai cũng hiểu đúng nghĩa như vậy, còn phản cảm hay không là do suy diễn của mỗi người. Bạn đọc Hoài An cắc cớ: "Khổ thân cái lon, tự dưng lại trở thành đề tài đàm tiếu của dư luận. Mà nếu không gọi "lon" thì bây giờ phải gọi là gì để không mất thẩm mỹ, để phù hợp thuần phong mỹ tục đây?".

Tuy nhiên, cũng không ít bạn đọc bày tỏ sự đồng tình trước quyết định của Cục Văn hoá cơ sở vì cho rằng slogan này là cụm từ gây khó hiểu, việc chấn chỉnh những slogan tối nghĩa, gây khó hiểu như "Mở lon Việt Nam" là rất cần thiết. "Mở lon Việt Nam" là gì?" - bạn đọc Doanh Nghiệp bày tỏ thắc mắc. Bạn đọc Phú Khang cũng đặt câu hỏi: "Tại sao họ lại quảng cáo là mở lon Việt Nam nhỉ? Rõ ràng không ổn". "Lon" thì không có ảnh hưởng gì! Nhưng đừng có gắn Việt Nam vào! Nếu quảng cáo ghi "mở lon" không thôi cũng được, sẽ không ai phản đối"- bạn đọc LCV bình luận. Tương tự, bạn đọc Võ Văn Nhân viết: "Tuýt còi là đúng. Không phải ở chỗ chữ "lon" mà dùng từ kiểu kết nối như vậy tạo nghĩa mơ hồ và "chữ "Việt Nam" cần được sử dụng trang trọng".

Hoàn toàn bình thường

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trung, Phó trưởng Bộ môn Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cụm từ "Mở lon Việt Nam" không có gì gọi là thiếu thẩm mỹ hay không phù hợp thuần phong mỹ tục. " Quảng cáo "Mở lon Việt Nam" hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì nếu như người xét đoán không tưởng tượng, suy diễn theo hướng tiêu cực, lệch lạc về chữ nghĩa"- Ông Nguyễn Hoàng Trung nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo