xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Lan tỏa tình yêu biển đảo

Thạc sĩ Phạm Thùy Trang (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng)

Trong mỗi người con đất Việt luôn dạt dào tình yêu biển đảo quê hương. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho tình yêu ấy trỗi dậy, lan tỏa…

Hè năm 2002, lúc mới 10 tuổi, tôi có cơ hội được theo đoàn công tác của ba ra thăm Cù lao Chàm (tỉnh Quảng Nam). Trong ký ức của tôi, chỉ có dãy nhà nơi đoàn công tác nghỉ qua đêm là có ánh đèn nhỏ, xung quanh các nhà dân đơn sơ yên bình giữa bốn bề biển cả.

Sáng hôm sau, người dân địa phương dẫn đoàn đến vùng nước xanh thẳm lặn ngắm san hô, tôi được chạm tay đến những vỏ ốc lấp lánh sắc màu. Vì nước ngọt khan hiếm nên mái tóc trở nên rít và mặn hương vị của biển. Vui chơi thỏa thích, tôi men theo con đường nhỏ lên lưng chừng đồi ngắm cây đa xanh mát, trò chuyện với các chú bộ đội đang canh gác. Ngày vào bờ, mọi người phải đi nhờ một chiếc thuyền đánh cá, dập dìu vượt sóng…

Lớn hơn một chút, mẹ dẫn tôi vượt sông Gianh đón hai lần đò về với xã đảo Quảng Hải (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) quê mẹ. Vì cách xa Đà Nẵng, cứ dịp hè mà mẹ không trực ở đơn vị thì tôi mới có cơ hội về thăm ông, bà. Lũ trẻ thích thú lội bùn dưới mưa, đào bới đất, tìm cua, ốc và nghêu rồi ào ra sông tắm, khác hẳn với sự náo nhiệt của thành phố. Vùng nước lợ được tô điểm bởi rừng ngập mặn xanh mát bởi cây bần, cây đước hoang sơ ôm trọn không gian hòa lẫn tiếng hò Bình Trị Thiên da diết. Theo lời kể của mẹ, trong kháng chiến, đây là chiến hào bảo vệ bộ đội.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Lan tỏa tình yêu biển đảo - Ảnh 1.

Học sinh tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa - TP Đà Nẵng Ảnh: BÍCH VÂN

Đó là những ký ức tuổi thơ đầu tiên trong tôi mường tượng về đảo quê hương.

Tốt nghiệp đại học, trở về từ TP HCM, tôi bén duyên với ngành giáo dục và dành nhiều thời gian nghiên cứu về Hoàng Sa. Từ trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng trong mỗi người con đất Việt luôn dạt dào tình yêu biển, đảo quê hương. Cái chính là phải đánh thức để tình yêu ấy trỗi dậy. Nhưng đánh thức bằng cách nào?

Tôi có dịp khảo sát ngẫu nhiên 100 thanh, thiếu niên tại Đà Nẵng. Kết quả có 62,2% em nói biết huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng; 26% trả lời đúng vị trí, đặc điểm thời tiết, sản vật của các đảo Việt Nam; 90% quan tâm và có ý kiến đóng góp về giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ở TP Đà Nẵng có Nhà trưng bày Hoàng Sa, hoạt động từ nhiều năm nay. Ngạc nhiên là 43% em nói biết hoặc từng đi ngang, trong khi không có một bạn trẻ nào từng tham quan nhà trưng bày này.

Những con số phần nào khái quát hai luận điểm: Thứ nhất, phần lớn thế hệ trẻ có quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển, đảo. Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo chưa thực sự thu hút các bạn trẻ.

Nhà trưng bày Hoàng Sa, tọa lạc trên con đường Hoàng Sa hướng ra biển, khánh thành năm 2017. Mọi du khách đến đây đều được miễn phí. Ngôi nhà gồm khối lá cờ đỏ nổi bật quanh trụ sở 3 tầng chính với 4 lớp chủ đề về bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa theo trình tự thời gian từ xa xưa, chúa Nguyễn đến nay. Bảo tàng còn là nơi tái dựng hệ sinh thái, sản vật biển và mô hình, âm thanh sinh động và truyền thống lao động, đấu tranh yêu nước của ông cha ta.

Tôi đặc biệt ấn tượng với hệ thống sách, tư liệu, trang điện tử https://nhatrungbayhoangsa.danang.gov.vn/ và chứng cứ sắc bén có giá trị lịch sử là bản đồ Trung Quốc thời xưa không có hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là minh chứng sinh động, có phụ đề song ngữ để tuyên truyền cho du khách trong và ngoài nước về chủ quyền dân tộc.

Dù vậy, điều mà tôi rút ra, đó là do cách thức tuyên truyền, vẫn chưa có nhiều bạn trẻ đến đây. Nói cách khác, để tuyên truyền hiệu quả, nhiều người biết và đến với Nhà trưng bày Hoàng Sa thì chính quyền nên kết hợp tổ chức các hoạt động thường niên tại nhà trưng bày, như: phát sóng, tổ chức chương trình giao lưu với các nhân vật lịch sử, nhân chứng, ngư dân; tổ chức triển lãm trưng bày hiện vật và tranh ảnh, sản vật của biển, đảo vừa thu hút du lịch vừa góp phần bảo vệ môi trường; tổ chức các chương trình văn nghệ chủ đề tình yêu quê hương, đất nước…

Nhìn rộng ra, để thực hiện mục tiêu phổ biến, giáo dục kiến thức chủ quyền rộng rãi, hiệu quả, các địa phương cần có kế hoạch thực hiện khảo sát nhu cầu, mức độ hài lòng, trình độ hiểu biết của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về chủ quyền qua nhiều kênh như truy cập cổng thông tin điện tử, điền phiếu khảo sát, form khảo sát hoặc quét mã QR trên điện thoại. Kết quả khảo sát là cơ sở để đánh giá, cải tiến làm tốt hơn, tiếp thu ý kiến và tìm ra phương pháp cách làm chất lượng về công tác bảo vệ chủ quyền.

Chính quyền cũng nên xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục, chuyên trang thông tin, bảng điện tử và bố trí đường dây nóng để tạo thuận lợi cho người dân truy cập, trao đổi giải đáp thắc mắc, góp phần tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về vẻ đẹp và giá trị lịch sử của biển, đảo, nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân.

Tuyên truyền là cách thức truyền đạt thông tin rộng rãi và là công cụ sắc bén để bảo vệ, giữ gìn chủ quyền. Chúng ta phải chú trọng đổi mới cách thức, phương pháp tuyên truyền và chỉ có như vậy mới lan tỏa, đánh thức tình yêu chủ quyền biển đảo. 

Cuộc thi viết về chủ quyền: Lan tỏa tình yêu biển đảo - Ảnh 2.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo