Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, không thể tách rời đối với các thế hệ người Việt từ xưa đến nay. Trong thời buổi hội nhập cả về kinh tế và văn hóa, càng phải tạo dựng cho thế hệ trẻ lòng yêu thương và ý thức bảo vệ chủ quyền một cách mạnh mẽ hơn thông qua các hoạt động tuyên truyền đa dạng, hiệu quả.
Chứng kiến niềm vui của hàng ngàn phụ huynh và học sinh ở cấp THCS trong các buổi lễ trao giải cuộc thi "Em yêu biển đảo quê hương" do lực lượng Cảnh sát biển tổ chức ở các tỉnh, thành, tôi mới hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Cảnh sát biển trong việc vun đắp tình yêu biển đảo cho thế hệ trẻ. Hầu hết những thành viên tham dự, người có trách nhiệm tổ chức các sự kiện này đều rất vui mừng vì ngày càng có nhiều học sinh được giáo dục ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” do lực lượng Cảnh sát biển tổ chức ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, thu hút đông đảo học sinh tham gia Ảnh: QUANG LIÊM
Những chương trình như vậy tác động rất lớn đến thay đổi nhận thức, lý tưởng sống cho lớp trẻ. Và từ trong nhà trường, các hoạt động tuyên truyền, bồi đắp lòng yêu nước, chủ quyền nên mở rộng bằng những mô hình phù hợp đến nhóm đối tượng 20-40 tuổi - những người sinh ra trong hòa bình và đang chịu tác động mạnh bởi mạng xã hội.
Trong một cuộc gặp mặt, phát động phong trào hướng tới biển đảo quê hương của một cơ quan, một bậc phụ huynh nói rằng "Chính người lớn chúng ta cần nhìn lại mình trước khi dạy cho con em lòng yêu nước là gì". Quả thật, nguyên nhân chính dẫn đến sự thờ ơ của lớp trẻ đối với chủ quyền quốc gia, biển đảo của Tổ quốc một phần là do chúng ta chưa sâu sát, cách làm còn hình thức và chưa thường xuyên.
Ngày nay, mạng xã hội là một công cụ hữu ích để thể hiện quan điểm của cá nhân trên không gian mạng. Do mạng xã hội có sức lan tỏa rất lớn nên các thế lực phản động ngày càng tận dụng phương tiện này để tuyên truyền luận điệu sai trái, có hành vi chống phá hòng lật đổ nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Họ không từ bỏ thủ đoạn nào để tuyên truyền chống phá chế độ, chống phá Đảng. Bọn chúng xuyên tạc bằng mọi cách, kể cả đưa thông tin sai lệch bằng việc chỉnh sửa ảnh và video, nhất là trong những đợt kỷ niệm trọng đại hay ngày lễ lớn của dân tộc ta.
Luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đem đến mối lo làm lung lay tinh thần thế hệ trẻ, làm giảm sự tin tưởng vào đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khi tung những lời xuyên tạc đó lên mạng internet, họ còn cho một số người tạo nhiều tài khoản trên mạng xã hội phát biểu hùa theo, ra vẻ như có nhiều người ủng hộ, tạo "dư luận ảo" nhằm lôi kéo, lung lạc niềm tin của người dân vào Đảng và đất nước.
Do vậy, việc quan trọng nhất trong lúc này chính là nâng cao lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời hay những người sắp đi làm. Lòng yêu nước vốn sẵn có trong thế hệ trẻ Việt Nam. Các thế lực thù địch càng cố chia rẽ thì chúng ta càng phải giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, thanh niên không bị mắc mưu.
Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” do lực lượng Cảnh sát biển tổ chức ở thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, thu hút đông đảo học sinh tham gia Ảnh: QUANG LIÊM
Nhà trường cần tăng cường khuyến khích, động viên phụ huynh cố gắng làm gương tốt cho con em mình trong việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, nhất là trên không gian mạng. Để nâng cao ý thức của học sinh, nhà trường nên tổ chức các buổi kể chuyện, chiếu phim về cuộc sống của người dân trên đảo, các câu chuyện cảm động để gìn giữ biển đảo quê hương của chiến sĩ và nhân dân ta, qua đó ươm mầm tình yêu biển đảo, để khi lớn lên, các em sẽ trở thành những người sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì lợi ích dân tộc.
Một giải pháp nữa chúng ta nên làm là tuyên truyền qua các dòng họ. Nhiều địa phương ở nước ta, người đứng đầu dòng họ có tiếng nói rất lớn và có uy tín rất cao đối với các thành viên trong dòng họ của mình, rộng hơn nữa là cộng đồng dân cư ở địa phương. Do vậy, chúng ta nên mời những người này tham gia các phong trào tuyên truyền bảo vệ biển đảo đất nước.
Cùng với đó, chúng ta cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội như MTTQ, Đoàn Thanh niên, cựu chiến binh, Công đoàn các cấp… để tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể người dân, thanh niên, công nhân, lao động; kết hợp lan tỏa gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ biển đảo.
Mời gửi bài dự thi "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm"
Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo nói riêng và lãnh thổ quốc gia Việt Nam nói chung; đồng thời tiếp nối thành công của Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 3 năm 2022-2023.
NỘI DUNG, PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.
- Phản ánh khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; sự hy sinh, cống hiến của chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng... đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.
- Đóng góp của người dân, ngư dân, các phong trào "Ngày biên phòng toàn dân", "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; các mô hình "Kết nghĩa bản - bản", "Xuân biên cương"... cùng các chương trình vận động, tuyên truyền tình đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền cho nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.
- Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới...
THỂ LỆ, YÊU CẦU
- Là bài viết dưới dạng bình luận, bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, bài cảm xúc...
- Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài viết.
- Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 3 năm 2022-2023 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.
ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
- Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thành viên trong ban tổ chức, ban giám khảo, đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của Báo Người Lao Động không được tham gia.
THỜI GIAN NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI
- Từ ngày phát động 23-6-2022 đến 15-5-2023.
- Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 028.3930 5376 - 0903343439. Email: chuquyenbiendao@nld.com.vn.
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG DỰ KIẾN
- Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.
- Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.
- Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.
- Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.
Bình luận (0)