xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh xa dân

PHAN ĐĂNG

Chuyến “vi hành” của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tới ngôi làng cổ Đường Lâm kết thúc bằng một lời xin lỗi: “Tôi xin được thay mặt cơ quan quản lý các cấp xin lỗi khi chậm giải quyết bức xúc của người dân”.

Người lãnh đạo cao nhất TP Hà Nội phải lên tiếng xin lỗi người dân Đường Lâm bởi chuyến thăm đã cho ông thấy tận mắt nỗi khổ của nhiều người dân trong ngôi làng cổ này. Nỗi khổ ấy đeo đẳng nhiều gia đình ở Đường Lâm sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2005. Cũng kể từ đó, ngôi làng cổ chẳng khác nào chiếc áo cũ bó chặt bên ngoài cơ thể đời sống ngày càng phát triển của người dân.

Thế nhưng, những đề xuất, kiến nghị của nhiều người dân Đường Lâm nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đã không được chính quyền địa phương quan tâm, giải quyết thấu đáo. Kêu, phản ánh mãi mà không được lắng nghe, giải quyết, nhiều người dân Đường Lâm đã buộc phải làm đơn xin trả lại Nhà nước danh hiệu di sản cấp quốc gia. Số người ký đơn nay đã lên tới con số 250.

img
Nhiều ngôi nhà cao tầng mới xây dựng xen lẫn những nhà cổ làng cổ Đường Lâm - Hà Nội.
Ảnh: VĂN DUẨN
 
Cú sốc xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia cùng sự vào cuộc của nhiều tờ báo là tiền đề dẫn tới chuyến đi tới làng cổ Đường Lâm của người lãnh đạo cao nhất của Hà Nội. Tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe đã giúp Bí thư Thành ủy Hà Nội thấy được nỗi bức xúc của không ít người dân để rồi lên tiếng xin lỗi và cam kết khẩn trương giải quyết.

Nỗi khổ làng cổ của người dân Đường Lâm có thể không thể giải quyết trong một sớm một chiều sau chuyến “vi hành” của Bí thư Thành ủy Hà Nội. Song việc người lãnh đạo cao nhất của TP đến tìm hiểu, đối thoại cũng khiến người dân ở đây thấy rằng nguyện vọng của họ đã được lắng nghe, bức xúc của họ đã được chia sẻ. Điều đó tạo niềm tin và cơ sở để giải quyết nỗi khổ lâu nay của họ.

Nỗi khổ của người dân làng cổ Đường Lâm cho thấy ngoài chuyện xung đột, mâu thuẫn giữa việc bảo tồn với cuộc sống người dân, giữa lợi ích di sản với lợi ích người dân còn là một căn bệnh phổ biến ở các địa phương hiện nay. Đó là bệnh xa dân, xa dân ở chính nơi gần dân nhất. Gần, sát và hiểu dân nhất song có không ít chính quyền cơ sở lại quan liêu, vô cảm với dân.

Chính vì quan liêu, vô cảm nên có những vấn đề, sự việc lẽ ra đã được tháo gỡ, giải quyết ổn thỏa từ rất sớm song lại cứ tồn đọng, tích tụ mãi. Nỗi bức xúc dồn nén lâu nay rất dễ bung ra như việc hàng trăm người dân Đường Lâm làm đơn xin trả lại di tích quốc gia cho Nhà nước. Bệnh xa dân nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những hệ lụy có khi không “nhẹ nhàng” như việc nhiều người dân Đường Lâm xin trả lại di tích quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo