xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chán nản ở làng di sản

Bài và ảnh: VĂN DUẨN

Chuyện người dân Đường Lâm đòi trả lại danh hiệu làng cổ cho thấy họ đã hết kiên nhẫn sau nhiều năm dài chịu đựng không gian sống bức bí, nghèo khó ở đó. Đấy cũng là tình trạng chung tại nhiều làng di sản trên cả nước

Chỗ ở tù túng, xuống cấp trầm trọng nhưng không được phép sửa chữa, cải thiện bởi phải bảo tồn nguyên trạng nhà cổ theo quy định; trong những hộ lỡ xây mới, có hộ bị cưỡng chế phá dỡ, có hộ không... Những mâu thuẫn, bất bình đẳng ấy là nguyên nhân khiến người dân làng cổ Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - TP Hà Nội bức xúc.

“Bức bối thế này, chịu sao thấu!”

Bà Quách Thị Bảo (ngụ xóm Hậu, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) cho biết nhà bà có khoảng 60 m2  làm nơi tá túc cho 10 người. “Ở thôn quê mà sống tù túng hơn cả ở phố cổ Hà Nội. Chúng tôi là cháu, con đất 2 vua, làng được trao danh hiệu làng di sản thì tự hào lắm chứ. Nhưng cũng cần phải hài hòa lợi ích, vừa có thể bảo tồn di tích vừa để chúng tôi sống được, bức bối thế này, chịu sao thấu! Không cho xây sửa mới thì phải cấp đất giãn dân để chúng tôi sinh sống chứ” - bà Bảo ấm ức. Nói rồi bà dẫn chúng tôi vào gian buồng, nơi vợ chồng người con cả ở, rầu rĩ: “Có 8 m2 mà vợ chồng và 2 đứa con vừa làm chỗ ngủ vừa làm bếp nấu ăn, làm nơi để con cái học bài. Mùa rét thì đỡ, còn bây giờ chui vào đấy như cái lò lửa ấy, sống vậy sao chịu nổi!”.
 
img
Bà Hà Thị Khanh trên tầng 2 đã bị cưỡng chế phá bỏ

Chị Giang Tú Oanh (ngụ thôn Mông Phụ) cho biết chị chỉ có cái nhà ống mấy chục mét vuông xây từ năm 2000, hiện nhà có 6 người, 3 thế hệ vẫn chỉ ở trong ngôi nhà ấy. Quá chật chội nên chị làm thêm cái mái tum để chống nóng và ở tạm. Vậy mà chính quyền địa phương cứ dọa cưỡng chế phá dỡ. Hơn 2 tháng nay, họ cắt hết điện, nước sinh hoạt. “Nói thật là chúng tôi quá khổ với cái danh hiệu làng di sản này rồi. Cơi nới không cho, đất giãn dân thì không cấp, chúng tôi sống ở đâu?” - chị Oanh than.

Không công bằng

Nhiều người dân Đường Lâm bảo thật ra không ai muốn làm ầm ĩ lên như vậy nhưng sự vô lý, bất bình đẳng cứ nối tiếp, kéo dài làm cho “giọt nước tràn ly”. Từ sự thiếu minh bạch, công khai trong thu  chi tiền bán vé tham quan làng cổ đến việc bất nhất trong cưỡng chế nhà xây dựng; rồi tình trạng người dân “tay trắng” từ hoạt động khai thác du lịch làng cổ Đường Lâm... đã khiến họ hết khả năng chịu đựng. Chính vì vậy mới có chuyện mới đây, rất nhiều hộ cùng ký đơn gửi các cơ quan chức năng, xin trả lại danh hiệu làng cổ. 

Ông Hà Kế Toán, một người dân ở Đường Lâm, nói: “Đã cấm phá nhà cổ để xây nhà cao tầng thì nếu ai vi phạm đều phải bị xử lý như nhau, sao lại có chuyện nhà được phá, nhà thì không. Cực khổ dân chúng tôi có thể chịu được nhưng bất công thì không”.
 
img
Nhiều ngôi nhà cao tầng mới xây dựng xen lẫn những nhà cổ làng cổ Đường Lâm - Hà Nội.
Ảnh: VĂN DUẨN
 
Nhà đầu tiên ở Đường Lâm bị cưỡng chế là của bà Hà Thị Khanh ở ngay đầu làng (thôn Mông Phụ). Giữa trưa nắng chang chang, bà Khanh dẫn tôi lên tầng 2, nơi đã bị cơ quan chức năng địa phương cưỡng chế cách đây không lâu do “vi phạm quy chế xây dựng”. Toàn bộ tầng 2 - một nửa căn nhà trị giá khoảng 800 triệu đồng  - đã bị tháo dỡ.

Theo bà Khanh, việc tháo dỡ nhà không công bằng chút nào. Cùng xây với nhà bà còn có 1 căn gần đó nữa, xây 2 tầng; cả 2 hộ đều nhận giấy cưỡng chế nhưng chỉ có nhà bà Khanh bị cưỡng chế. “Tôi đề nghị ai đã cưỡng chế phải đền bù để cháu, con tôi có chỗ ở. Ai đời 8 con người mà chỉ có 1 phòng ngủ, phải nằm vật vạ dưới nền. Cháu tôi phải ngồi ở cầu thang để học bài” - bà Khanh nói.

Quả thật, nếu tất cả những hộ xây nhà 2 tầng bị coi là “vi phạm quy chế xây dựng” và đều bị cưỡng chế như nhau thì người dân đâu có bức xúc; đằng này, chính quyền địa phương lại làm theo kiểu nhà phá, nhà không nên mới sinh chuyện. “Hiện ở Đường Lâm còn hơn 20 ngôi nhà cao tầng mới xây vài năm nay song vẫn không bị cưỡng chế. Vậy là thế  nào?” - bà Khanh đặt vấn đề.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi được trao danh hiệu làng di sản (năm 2005), người dân Đường Lâm sống hòa thuận với nhau lắm, còn bây giờ thì nhiều người hậm hực, mất đoàn kết chỉ vì sự không công bằng như đã kể trên. “Chúng tôi quá mệt mỏi, chán nản rồi” - bà Khanh thở dài giữa cái nóng ngột ngạt gần 40 độ C.
 

Sớm lập quy hoạch bảo tồn

Đó là chỉ đạo của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong chuyến thực địa, nghe báo cáo về các giải pháp quản lý, phát huy giá trị di sản làng cổ Đường Lâm vào ngày 21-5. Sau khi nghe các ý kiến, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Cần phải tháo gỡ dần dần. Việc cần làm ngay là lập quy hoạch bảo tồn di tích, triển khai giãn dân cũng như tạo cơ chế thuận lợi và linh hoạt hơn trong việc cấp phép cho người dân xây nhà ở… Riêng thôn Mông Phụ, phải cố gắng giữ tối đa yếu tố nguyên trạng.

Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Việc bảo tồn và phát huy làng di sản Đường Lâm phải cân bằng lợi ích của di sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, làm sao để người dân là chủ nhân thật sự của di sản. Về phương thức bảo tồn, nên cân nhắc chọn lọc kỹ hơn phạm vi không gian cần bảo tồn để tập trung ưu tiên đầu tư cho những gì có giá trị cao. Riêng về cơ chế tài chính, ông Nghị yêu cầu phải công khai và minh bạch nguồn thu từ bán vé tham quan làng cổ. Ngân sách Nhà nước (khoảng 50%) sẽ ưu tiên đầu tư cho những công trình trọng điểm, một nguồn nữa đầu tư cho Đường Lâm sẽ là từ xã hội hóa.
 
Y.Anh

Kỳ tới: Mỏi mòn chờ tu bổ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo