xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mơ hồ trách nhiệm

Cao Tuấn

Cách đây nửa tháng, một vụ sập nóc siêu thị Maxima XX xảy ra ở thủ đô Riga của Latvia khiến 53 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Vụ thảm họa xây dựng không chỉ khiến 2 triệu dân trong nước choáng váng mà còn khuấy động dư luận thế giới bằng sự kiện đi liền theo đó: Thủ tướng từ chức.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Andris Berzins, Thủ tướng Valdis Dombrovskis nói hành động từ chức của ông là để nhận trách nhiệm chính trị về thảm họa trên. Quyết định từ chức của Thủ tướng Dombrovskis được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Latvia chính thức gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vào tháng 1-2014. Ở tuổi 42, ông Dombrovskis đã nhận trách nhiệm về mình giữa lúc chính phủ Latvia hứng trọn cơn mưa chỉ trích và cuộc điều tra về nguyên nhân dẫn đến tai nạn thảm khốc vẫn chưa ngã ngũ...
 
img
Ông Võ Vui bần thần bên cạnh căn nhà bị sạt lở do lũ Ảnh: Ý TRỌNG
Ở nước ta cũng đang xảy ra những vụ việc gây bất bình trong dư luận liên quan đến các lĩnh vực thủy điện, đất đai, đầu tư, giao thông, y tế, hải quan... nhưng thường rất khó xác định trách nhiệm cá nhân. Điều này một phần do cơ chế tổ chức, do sự phân công, phân nhiệm còn nhập nhằng, nhưng cái chính là do thái độ né tránh trách nhiệm hoặc nhận trách nhiệm chung chung, thiếu sòng phẳng. Mặt khác, việc đấu tranh để chỉ ra đúng sai phạm, đúng người chịu trách nhiệm cũng chưa đủ quyết liệt.

Thực trạng đầu tư dàn trải xuất hiện không ít ở nước ta. Ai cũng biết, càng nhiều dự án thì càng khó quản trị, chắc chắn dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng, bớt xén trong thi công. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về chủ trương đầu tư không đúng, không hiệu quả? Ở đây không khó xác định con người cụ thể nhưng địa chỉ trách nhiệm thì lại mơ hồ!

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý loại khỏi quy hoạch tổng số 405 dự án thủy điện, gồm 2 dự án đầu tư bậc thang và 403 dự án đầu tư nhỏ; đồng thời không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện nhỏ chưa có nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển. Báo cáo của Chính phủ cho biết nguyên nhân loại bỏ các dự án thủy điện vừa và nhỏ khỏi quy hoạch đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch/dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại dự án do không khả thi.

Vậy khi đề xuất và phê duyệt các quy hoạch trên, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng có thẩm định đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội không? Với những công trình thủy điện đang hoạt động, ai sẽ chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm tới đâu về những tác hại của nó đối với môi trường và nhất là với sinh mạng con người? Và bộ chủ quản sẽ trả lời như thế nào về tình trạng quy hoạch tràn lan này? ...

Có vẻ như cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân không hiện hữu trong guồng máy quản lý chưa trơn tru của chúng ta cho dù trong những phát biểu của mình, các quan chức đều đề cập đến và diễn giải rất hay. Những bóng ma của lợi ích nhóm luôn chờn vờn. Xã hội cần một cú hích mạnh cho ý thức trách nhiệm cá nhân!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo