xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vedan thách thức!

LÊ CƯỜNG

“Giá trị hỗ trợ cho nông dân bị ảnh hưởng do Vedan gây ra tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM chỉ hơn 1,7 tỉ đồng. Vì muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với nông dân địa phương nên công ty chúng tôi đề nghị giá trị hỗ trợ là 7 tỉ đồng...”

Đó là một phần nội dung trong công văn mà ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vedan VN, vừa gửi cho Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín. Nó đã thật sự gây sốc.

 
Sốc, ngoài chuyện số tiền bồi thường cho nông dân huyện Cần Giờ-TPHCM từ hơn 45 tỉ đồng (đã được cơ quan chức năng thống nhất trong nhiều cuộc họp trước đây) bị Công ty Vedan “bóp” xuống còn” 1,7 tỉ đồng.
 
Hay ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Vedan ép tiền “hỗ trợ” xuống còn 2,4 tỉ đồng chứ không phải hơn 53 tỉ đồng như mức đề nghị của tỉnh này... Càng sốc hơn khi ông chủ của công ty Đài Loan này tự cho mình “ngồi chiếu trên”, được quyền ban phát cho nông dân VN theo kiểu tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào ý nguyện “muốn duy trì quan hệ thân thiện với nông dân”. Một cách hành xử thể hiện thái độ xem thường pháp luật, thách thức dư luận của lãnh đạo Công ty Vedan.
 
VN luôn ủng hộ, cởi mở với những nhà đầu tư nước ngoài  vào VN làm ăn trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Thế nhưng, những đồng lợi nhuận của Vedan làm ra trong suốt 14 năm (từ 1994 đến năm 2008, khi bị bắt quả tang đầu độc sông Thị Vải) có phần được lấy từ sự tàn lụi của môi trường, từ nguồn sống của hàng ngàn nông dân VN.
 
Điều này được minh chứng qua những dòng nước thải nhầy nhụa, vắt ra từ khối nguyên liệu đầy chất độc không qua một công đoạn xử lý nào được tuôn thẳng ra sông Thị Vải bằng hệ thống cống ngầm tinh vi.
 
Ở góc độ nào đó, với những hành vi trên, Công ty Vedan phải bị đưa vào danh sách “tội phạm môi trường”, buộc đóng cửa nhà máy và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Tiếc rằng ông chủ của Vedan đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu và cứ “bóp” dần số tiền bồi thường.
 
Vì sao Công ty Vedan lại ngang nhiên thách thức như vậy? Khi sự việc bị phát hiện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã phát biểu: Hành động phá hoại của Vedan là lừa đảo. Họ cam kết rồi lừa gạt các cơ quan chức năng và xã hội để kiếm lợi nhuận. Chỉ đến khi bị “bắt tận tay” sai phạm thì họ mới hết chống chế...
 
Và ông Nguyên khẳng định: “Tất cả những biểu hiện sai phạm có hệ thống, tổ chức tinh vi và gian trá của Vedan trong hơn 10 năm qua là quá đủ căn cứ để xử lý hình sự”.
 
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo NLĐ ngày 16-9-2009, Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường – Bộ Công an, đại tá Nguyễn Xuân Lý, cũng khẳng định: “Những phát hiện vừa qua đã cho thấy hoạt động của Công ty Vedan có dấu hiệu của hành vi phạm tội, cố ý vi phạm, đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo điều 183 Bộ Luật Hình sự...”.
 
Thế nhưng, đến nay, Vedan chỉ bị xử phạt hành chính và truy thu thuế bảo vệ môi trường, ngoài ra không có một hình thức răn đe nào khác. Sự thiếu cương quyết trong xử lý của các cơ quan chức năng đã để “sát thủ” môi trường cứ “được đằng chân lân đằng đầu”.
 
Một khi quả bóng trách nhiệm cứ bị chuyền từ tỉnh lên bộ, bộ chờ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, cộng thêm cách xử lý là “thương lượng” thay vì dùng công cụ pháp luật để chế tài không những món nợ của Vedan với hàng ngàn nông dân không được thanh toán sòng phẳng mà sẽ có nhiều “sát thủ” Vedan khác xuất hiện, tiếp tục thách thức.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo