xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động: Tưởng dễ mà khó

Huỳnh Như

(NLĐO) - Nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc nâng cao trình độ vì thiếu thời gian, tài chính,

Anh Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi, quê Bình Định), làm công nhân tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức, TP HCM) hơn 10 năm. Mặc dù làm việc từ 8 giờ/ngày, nhưng thu nhập (8 triệu đồng/tháng) không đủ chi tiêu cho gia đình. Để có đồng vô đồng ra, anh đăng ký chạy xe ôm công nghệ sau giờ làm, kiếm thêm 2-3 triệu đồng mỗi tháng.

Khi được hỏi về việc nâng cao kỹ năng để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, anh cho biết khó khăn lớn nhất là tài chính. "Tôi phải lo tiền thuê nhà, học phí và chi phí sinh hoạt. Chạy xe ôm giúp tôi có thu nhập ngay lập tức và linh hoạt thời gian, trong khi việc học lại mất một khoản đầu tư và thời gian" – anh Hùng nói.

Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động: Tưởng dễ mà khó- Ảnh 1.

Nhiều lao động không muốn học thêm kỹ năng mới, vì chạy xe ôm công nghệ có thu nhập cao hơn làm việc trong nhà máy

Không riêng gì anh Hùng, nhiều người lao động khác gặp khó khăn trong việc nâng cao trình độ vì thiếu thời gian, tài chính. Áp lực từ cuộc sống khiến họ không thể dành thời gian cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sự nghiệp.

Với lao động mất việc, phần lớn vẫn thích chọn hưởng trợ cấp thất nghiệp thay vì chứ không tham gia học nghề. Không khó nhận ra điều này khi đa số lao động thất nghiệp là lao động chính của gia đình, khi mất việc làm và nguồn thu nhập bị ảnh hưởng, họ cần có khoản tiền bù đắp thiếu hụt về tài chính. Bên cạnh đó, mức hỗ trợ đào tạo nghề còn thấp, tối đa là 1,5 triệu đồng/người/tháng, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Do vậy, việc chọn công việc tạm bợ (xe ôm công nghệ, giao hành) nhưng có thu nhập ổn định luôn là ưu tiên.

Tại hội thảo khoa học với chủ đề "Giải pháp chuyển đổi kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp ở TP HCM" diễn ra mới đây, Ths Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố (HIDS), nhấn mạnh quá trình chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay tập trung vào hai yếu tố chính: doanh nghiệp và người lao động. Theo ông Thành, chuyển đổi là điều thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhưng không phải mọi ngành nghề đều cần chuyển đổi ngay lập tức. "Động lực và hoàn cảnh kinh tế khác nhau dẫn đến những con đường phát triển khác nhau cho người lao động. Những người có điều kiện tài chính thuận lợi thường tìm cách nâng cao kỹ năng, trong khi nhiều người gặp khó khăn tài chính hoặc thiếu động lực" - ông Thành phân tích.

Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ năm 2015 đến nay, tỉ lệ người lao động thất nghiệp tham gia học nghề hằng năm chỉ vào khoảng 4% số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo các chuyên gia lao động, thị trường lao động hiện nay thu hút lao động phổ thông vào các công việc như lái xe công nghệ, bán hàng online... bởi thu nhập cao và tính linh hoạt, đã làm giảm nhu cầu đối với công việc truyền thống. Nhiều lao động không muốn học thêm kỹ năng mới, vì chỉ cần chạy xe công nghệ là có thu nhập cao hơn làm việc trong nhà máy.

Từ thực tế này, ông Thành đề xuất khi xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, cần chú trọng 4 yếu tố: chọn ngành, chọn nghề, chọn trường và chọn người. Việc xác định đúng đối tượng và lĩnh vực sẽ giúp các chính sách hiệu quả hơn, đảm bảo người lao động nhận được sự hỗ trợ thiết thực trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển đổi.

Để nâng cao hiệu quả quản lý lao động, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, đã đề xuất cấp giấy phép lao động cho tất cả người làm việc tại thành phố. Theo ông Trung, quy định này sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề trong quản lý.

Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động: Tưởng dễ mà khó- Ảnh 3.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ giúp người lao động thích ứng với yêu cầu thay đổi của thị trường lao động

Người lao động muốn có giấy phép cần đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ năng nghề. Điều này không chỉ thúc đẩy họ nâng cao trình độ mà còn bảo đảm đủ năng lực tham gia thị trường lao động. "Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển dụng lao động có giấy phép phù hợp với ngành nghề và phải cam kết cung cấp mức lương cạnh tranh cùng đầy đủ quyền lợi. Qua đó, môi trường làm việc tại TP HCM sẽ trở nên công bằng và chuyên nghiệp hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương" – ông Trung phân tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo