Thầy Cường cho rằng chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Là tiền đề để doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, tham gia vào chuỗi cung ứng của thế giới.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, của toàn cầu hoá, việc đào tạo nhân lực chất luọng cao là yêu cầu đặt ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Nhất là trong phân khúc nhân lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đối diện với nhiều khó khăn, thách thức để đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
"Phải khẳng định rằng, hệ thống GDNN đủ khả năng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng tôi đủ điều kiện để làm được việc này" - thầy Cường nhấn mạnh.
Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama2 là 1 trong 3 trường nghề thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ. Lilama2 có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất luọng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong quá trình hội nhập quốc tế theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức và sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, Lilama2 từng bước được Chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn ODA để đầu tư nâng cấp xây dựng nhà trường thành Trung tâm đào tạo nghề xuất sắc, đạt trình độ quốc tế, theo tiêu chuẩn CHLB Đức.
Sinh viên khi tốt nghiệp tham gia vào vị trí việc làm ngay tại doanh nghiệp mà không phải đào tạo lại. Trong đó, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng trong việc tham gia điều chỉnh chương trình đào để phù hợp quy trình công nghệ sản xuất và vị trí việc làm thực tế của doanh nghiệp. "Theo như chia sẻ của Bosch, Mercedes Benz và Schaeffler, họ phải bỏ ra trên dưới 1 tỉ đồng trong 3 năm mới có thể đào tạo được một lao động chất lượng cao" - ông Cường nói.
Đáng chú ý, theo ông Cường, nhiều doanh nghiệp lớn của Đức đang hợp tác với Lilama2 để đào tạo nhân lực ngay tại Việt Nam để đưa sang châu Âu làm việc. Theo lý giải của ông Cường, các doanh nghiệp ở Đức phải trả từ 900 đến 1.200 Euro/tháng cho người học nghề thì họ sẵn sàng chi khoảng chi phí đó cho các cơ sở GDNN Việt Nam đủ điều kiện để đào tạo nhân lực cho họ. Các doanh nghiệp Đức sẵn sàn cùng với nhà trường để cùng đào tạo nhân lực chất lượng cao ngay tại Việt Nam.
Bình luận (0)