xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên mở rộng đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

HƯƠNG HUYỀN

(NLĐO) - Nếu dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được thông qua thì sẽ có thêm 2 trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tháng 2-2023, vì hút thuốc trong khu vực làm việc, ông L.N.N.T, công nhân tổ in, bị Công ty CP B.R (tỉnh Bình Dương) ra quyết định sa thải. Ông T. cho rằng quyết định này là trái pháp luật vì công ty chưa ban hành nội quy lao động bằng văn bản và cũng chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, ông T. khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường.

Dù kết quả khởi kiện thắng hay thua thì theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, sau khi bị sa thải, ông T. vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, với các trường hợp tương tự, trong tương lai có khả năng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đề xuất tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được thông qua.

Có nên mở rộng đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?- Ảnh 1.

Một phiên tòa giả định về tranh chấp lao động do LĐLĐ quận Tân Phú, TP HCM tổ chức

Cụ thể, theo Điều 64 dự thảo luật, các đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật theo quy định Bộ Luật Lao động (BLLĐ); người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức; Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức; Người lao động hưởng lương hưu; Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn liên quan đến đề xuất này.

Theo ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, việc không cho người lao động bị sa thải hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định pháp luật hưởng trợ cấp thất nghiệp là không ổn vì thực tế họ cũng là người bị mất việc, thất nghiệp. 

Mặt khác, các đối tượng này có đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), không vi phạm Luật Việc làm. "Khi người lao động vi phạm pháp luật lao động thì đã bị xử lý theo các chế tài liên quan. Do đó cần cân nhắc, xem xét lại quy định này để tránh thiệt thòi cho người tham gia"- ông Hà kiến nghị.

Có nên mở rộng đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?- Ảnh 2.

Nếu dự thảo Luật Việc làm được thông qua sẽ có thêm 2 trường hợp người lao động không được hưởng BHTN

TS Lê Thị Thúy Hương, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển Trường ĐH Luật TP HCM, cũng cho rằng đối với các trường hợp loại trừ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại Luật Việc làm hiện hành và trong dự thảo đều tồn tại vướng mắc.

Chẳng hạn, đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì mặc dù theo Điều 39 BLLĐ năm 2019 quy định trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ không tuân thủ Điều 35 bộ luật này thì sẽ bị xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Tuy nhiên, vẫn đề là ai có thẩm quyền xác định người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật? Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có được quyền ra quyết định về việc này không? Nếu không cho phép thì sẽ không có bằng chứng về việc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Như vậy, Trung tâm dịch vụ việc làm làm thế nào để thẩm định hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động và dựa vào đâu để ra quyết định không cho người lao động hướng trợ cấp thất nghiệp? 

Còn nếu cho phép NSDLĐ được quyền xác định việc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có thể phát sinh sự tùy tiện hoặc gây khó dễ cho người lao động từ phía NSDLĐ, từ đó làm ảnh hưởng tới quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp của họ.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia lao động dự thảo cũng chưa tính đến trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng có thuộc trường hợp không giải quyết trợ cấp thất nghiệp không. 

Về bản chất, trường hợp này cũng tương tự như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do không tuân thủ thời hạn báo trước. Nhưng hậu quả liên quan tới điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp của hai trường hợp lại khác nhau.

Cụ thể, nếu người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do không tuân thủ thời hạn báo trước thì theo dự thảo họ sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tục không có lý do chính đáng (theo điểm e, khoan 1 Điều 36 BLLĐ 2019) thì NLĐ đó lại đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp (do không thuộc trường hợp không được hưởng theo Điều 64 của Dự thảo).

Ở góc độ người lao động, bà Nguyễn Thị Mai, công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) cho rằng việc loại trừ không cho hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với một số trường hợp như Dự thảo đề xuất là chưa thực sự thuyết phục. Bởi người lao động có đóng vào quỹ BHTN thì phải được chỉ trả từ quỹ khi rơi vào tình trạng thất nghiệp. 

"Dù mất việc vì lý do gì thì người lao động cũng phải trải qua giai đoạn không có việc làm, thu nhập, đời sống bị ành hưởng. Do vậy, cần chỉnh sửa, bổ sung quy định trên cho phù hợp với tỉnh hình thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia" - bà Mai kiến nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo