icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công chức cũng nên là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

HƯƠNG HUYỀN

(NLĐO) - Công chức cũng là người lao động cần được hưởng các chính sách liên quan như các đối tượng lao động khác

Theo Luật Việc làm 2013 (còn hiệu lực), đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định, không xác định thời hạn hay hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. 

Như vậy, theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

Góp ý cho dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, một số đại biểu đã đề xuất nên bổ sung đối tượng tham gia BHTN là cán bộ, công chức.

Công chức cũng nên là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?- Ảnh 1.

Công chức cũng là người lao động nên cần được hưởng các chính sách liên quan như các đối tượng lao động khác

Ông Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, cho rằng bản thân cán bộ, công chức cũng là người lao động và cũng có thể thất nghiệp khi thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. 

Họ cũng cần được pháp luật bảo vệ và hưởng các chính sách liên quan đến BHTN khi vì lý do nào đó, mặc dù vẫn có khả năng lao động nhưng vẫn phải rời khỏi công vụ. Do đó, ông kiến nghị bổ sung cán bộ, công chức, viên chức vào nhóm đối tượng tham gia BHTN.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, chia sẻ trước tình hình bộ máy hành chính nhà nước đang thực hiện sắp xếp, tinh gọn hướng tới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời, chính sách "biên chế suốt đời" đang được xem xét hủy bỏ khi sửa đổi Luật Cán bộ, công chức. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức có khả năng mất việc nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Do đó, việc bổ sung đối tượng được tham gia BHTN là cán bộ, công chức là cần thiết nhằm góp phần bảo đảm chính sách về BHTN được mở rộng, bao phủ đến nhiều đối tượng; bảo đảm công bằng trong tiếp cận an sinh xã hội. 

Đồng thời, khuyến khích cán bộ, công chức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. "Đây là bước đi chủ động của Nhà nước trong bảo vệ người lao động khu vực công trong điều kiện mới" - bà Trân nhìn nhận.

Ông N.V.L, một công chức tại huyện Hóc Môn, TP HCM, cũng đồng tình với đề xuất cho phép công chức tham gia BHTN. Theo ông L, hiện nay khi Nhà nước thực hiện tinh gọn bộ máy đồng loạt nên công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù. 

Song, khi đã thực hiện xong việc sắp xếp bộ máy; bỏ biên chế suốt đời; thực hiện bố trí, sử dụng cán bộ, công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và đánh giá năng lực theo kết quả thực thi nhiệm vụ sẽ dẫn đến nhiều người phải nghỉ việc. Khi đó, nếu không có chính sách hỗ trợ nào khác, cũng không có BHTN, cán bộ, công chức sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tại bản dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất quy định việc xác định đối tượng tham gia BHTN, đăng ký tham gia BHTN, điều chỉnh thông tin đăng ký kê khai tham gia BHTN được thực hiện đồng bộ với việc xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, điều chỉnh thông tin đăng ký kê khai tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH.

Việc tham gia, đóng, hưởng BHTN được ghi nhận trong sổ BHXH theo quy định của Luật BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHTN theo quy định của Luật này.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo