Đối với văn bản đi, tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số cá nhân và chữ ký số cơ quan trong quá trình soạn thảo, trình ký, ký và phát hành trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (trừ một số văn bản bắt buộc phải sử dụng văn bản giấy theo quy định). Cụ thể, văn bản đi đến nay đã phát hành 2.743 văn bản. Trong đó, ký số (gửi hoàn toàn điện tử) là 1.560 văn bản (chiếm 56,9%), văn bản gửi song song bản giấy và bản điện tử là 837 văn bản (chiếm 30,5%); còn lại 346 văn bản giấy (chiếm 12,6%, bao gồm văn bản mật và văn bản đặc thù).
Cổng Dịch vụ công quốc gia được xây dựng nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
Với văn bản đến, báo cáo BHXH Việt Nam cho biết, tiếp nhận là 14.315 văn bản. Trong đó, ký số điện tử (chiếm 99,1%), 133 văn bản giấy (là các văn bản mật, chiếm 0,9%). Việc BHXH Việt Nam thực hiện số hóa toàn bộ văn bản nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó, yêu cầu trong giai đoạn 2019 - 2020, Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ ưu tiên thực hiện tích hợp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực BHXH, gồm: Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT...
Cổng Dịch vụ công quốc gia được xây dựng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đồng thời, hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính; thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Bình luận (0)