Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ CĐ các cấp về công tác truyền thông CĐ Việt Nam; xây dựng và bảo vệ hình ảnh CĐ Việt Nam là tổ chức của người lao động (NLĐ), do NLĐ và vì NLĐ"; thúc đẩy sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, người sử dụng lao động đối với CĐ Việt Nam.
Chương trình cũng xác định một số nguyên tắc truyền thông gồm: Phổ biến nhanh nhạy, kịp thời, chính xác những thông tin tích cực; phản ánh khách quan, trung thực, người thật, việc thật trong tổ chức CĐ Việt Nam để đẩy lùi thông tin tiêu cực; chủ động đấu tranh bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên - lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng của CĐ.
Cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Triple Việt Nam phổ biến pháp luật cho công nhân
Chỉ tiêu đặt ra là hình thành Trung tâm Truyền thông đa phương tiện CĐ Việt Nam. Hàng năm, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành trung ương và tương đương tổ chức ít nhất 3 chiến dịch truyền thông về các hoạt động lớn của tổ chức CĐ. Mỗi LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành trung ương và tương đương hình thành ít nhất 2 nhóm truyền thông của cán bộ CĐ trên mạng xã hội (Zalo, Viber...) để phổ biến, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin.
Từ năm 2020, 53 trang Facebook (fanpage) của LĐLĐ tỉnh, TP đăng tải ít nhất 4 thông tin/ngày về chính sách, pháp luật, hoạt động CĐ. Trong vòng 24 giờ, tổ chức hỗ trợ, giải đáp thông tin do đoàn viên - lao động yêu cầu gửi qua trang Facebook. Từ năm 2022 đến năm 2023, tăng gấp đôi số thông tin được cập nhật, giải đáp trên các trang Facebook CĐ. Chương trình cũng khuyến khích CĐ cơ sở có từ 1.000 đoàn viên - lao động trở lên có trang Facebook để cập nhật, phổ biến, giải đáp thông tin cho đoàn viên, NLĐ tại doanh nghiệp.
Bình luận (0)