Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CĐ dự kiến được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10-2020), thông qua tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIV vào năm 2021 để phù hợp với Bộ Luật Lao động 2019 vừa được ban hành và sự hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, phê chuẩn nhiều công ước quốc tế.
Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các vấn đề lớn như: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy CĐ và cơ chế quản lý cán bộ CĐ; hoàn thiện cơ chế tài chính CĐ trong bối cảnh mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật CĐ để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ Luật Lao động 2019.
Một đại biểu góp ý kiến tại hội nghị
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CĐ cần đặt vấn đề bảo vệ cán bộ CĐ và giải quyết những vấn đề còn tồn tại của tổ chức CĐ. Thực tế, công tác tổ chức cán bộ, sự phân cấp quản lý cán bộ CĐ còn chưa bảo đảm tính chủ động, độc lập cho tổ chức CĐ trong việc đào tạo, quy hoạch, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ CĐ.
Tại các địa phương có nhiều KCX-KCN, tập trung đông công nhân, định biên cán bộ CĐ cũng tương đồng như các địa phương khác. Do đó, việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quan hệ lao động.
Theo nhiều ý kiến, việc bảo đảm điều kiện hoạt động của cán bộ CĐ, trong đó bảo đảm thời gian cho cán bộ CĐ không chuyên trách theo Luật CĐ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐ trong thời gian qua. Do đó, nên giữ nguyên việc này như hiện nay.
Bình luận (0)