xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bóc mẽ mánh khóe trục lợi bảo hiểm

NGỌC DUNG

Có tình trạng người sử dụng lao động làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi

Được triển khai thực hiện từ năm 2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã góp phần hỗ trợ người lao động (NLĐ) trong trường hợp bị mất việc làm, giúp gia đình họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, đặc biệt là giúp NLĐ sớm quay lại thị trường lao động. Nếu năm 2009 mới có gần 6 triệu người tham gia BHTN thì đến thời điểm này, cả nước có hơn 13,3 triệu người tham gia BHTN. Tuy nhiên, theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, mặc dù đã có nhiều biện pháp trong công tác quản lý BHTN nhưng có không ít trường hợp lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi quỹ, gây thất thoát nguồn quỹ và tạo sự mất công bằng trong thụ hưởng.

Làm giả hồ sơ

Phổ biến nhất là tình trạng nhiều NLĐ đã có việc làm vẫn không khai báo, thậm chí mượn giấy tờ của người thân để ký hợp đồng lao động. Những năm trước đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định thu hồi đối với hơn 15.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) sai quy định với tổng số tiền gần 71 tỉ đồng. Trong đó, tập trung tại một số địa phương như: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang… Vẫn có hàng chục tỉ đồng chưa thu hồi được do không liên lạc được với NLĐ hoặc NLĐ chưa có khả năng nộp lại.

Bóc mẽ mánh khóe trục lợi bảo hiểm - Ảnh 1.

Khám chữa bệnh BHYT tại một cơ sở khám chữa bệnh Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngoài ra, còn những chiêu trò trục lợi quỹ BHTN có thể kể đến là thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề; NLĐ đang hưởng TCTN không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng…; người sử dụng lao động làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ… Trước thực trạng trên, BHXH cũng yêu cầu các địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra nội bộ việc thu, chi BHTN, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật về BHTN và xử lý theo thẩm quyền... Gần đây nhất, tháng 8-2019, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN của Bộ Luật Hình sự. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đến dưới 200 triệu đồng (trừ một số trường hợp) bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nhiều trường hợp bất thường

Mới đây, BHXH Việt Nam đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh và hướng dẫn xử lý một số tồn tại trong công tác thực hiện BHXH, BHTN. Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu các cơ quan phải kiểm soát mức đóng BHXH, BHTN (mức đóng tối đa, tối thiểu, chế độ tiền lương đóng) của NLĐ.

Đối với việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, khi chi trả các chế độ này bằng tiền mặt cho người hưởng, cơ quan BHXH phải đối chiếu, kiểm tra CMND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của người hưởng, người được ủy quyền hoặc thẻ chi trả. Đối với nhân viên chi trả của cơ quan bưu điện, BHXH Việt Nam cũng lưu ý: không được ký thay, nhận hộ chế độ BHXH, BHTN, không được trừ trực tiếp lương hưu của người hưởng vay nợ ngân hàng hoặc lôi kéo, ép buộc người hưởng sử dụng các dịch vụ khác do bưu điện cung cấp… Trước khi xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN cho NLĐ, phải kiểm tra, rà soát, đối chiếu với các cơ sở dữ liệu. Nếu phát hiện sai tiền lương, chức danh nghề, trùng số sổ BHXH, trùng mã số BHXH, một người có nhiều sổ BHXH thì phải hoàn chỉnh lại theo đúng quy trình, không đẩy khó khăn cho NLĐ hoặc người sử dụng lao động. Khi giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, cơ quan BHXH không giải quyết đối với trường hợp trùng chế độ, trùng thời gian, không giải quyết chế độ tử tuất khi chưa báo giảm trên hệ thống, không để xảy ra trường hợp chết mà vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh. "Đặc biệt, các địa phương cần thường xuyên kiểm tra các trường hợp phát sinh điều chỉnh mức đóng BHXH tăng bất thường với thời gian 6 tháng trong vòng 1 năm trước khi sinh con, nhận con nuôi" - đại diện BHXH khuyến cáo.

Cắt tử cung rồi vẫn thanh toán sinh đẻ

Ông Nguyễn Tất Thao, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho biết bằng hệ thống thông tin giám sát điện tử, cơ quan bảo hiểm từng phát hiện trường hợp lạm dụng, sử dụng quá mức cần thiết, thậm chí là trục lợi quỹ BHYT. Đơn cử, bệnh nhân cắt tử cung rồi vẫn thanh toán tiền sinh đẻ, hay mổ 3 mắt cho một người. Khi cơ quan bảo hiểm yêu cầu giải trình thì bệnh viện nói rằng nhầm, chỉ có trường hợp "cắt tử cung vẫn đẻ" thừa nhận là chị cho em mượn thẻ bảo hiểm để thanh toán chi phí sinh. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, BHXH Việt Nam cũng phát hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh lợi dụng các hình thức khuyến mãi như tặng quà, tặng tiền, miễn cùng chi trả... để khuyến khích người dân đến khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, sau khi loại trừ các trường hợp mắc bệnh mạn tính phải sử dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật thường xuyên, trong 11 tháng của năm 2019, cơ quan bảo hiểm phát hiện 158 ca đi khám bệnh từ 150 - 295 lần/tháng trở lên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo